1. Chế độ nghỉ ốm của người lao động là gì?
Ốm đau là hiện tượng hầu như không thể tránh khỏi trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Trong một số trường hợp ốm đau nhẹ, người lao động vẫn có thể làm việc nhưng hiệu suất lao động giảm suất; trường hợp nặng hơn không đủ sức khỏe lao động, người lao động phải nghỉ việc ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động cũng như gây khó khăn cho người sử dụng lao động. Do đó pháp luật đặt ra chế độ nghỉ ốm của người lao động nhằm hướng đến khắc phục một phần thu nhập bị giảm đi hoặc bị mất trong quá trình người lao động bị ốm đau, từ đó bảo vệ cuộc sống của người lao động và gia đình của họ thông qua việc sử dụng số tiền đóng góp của người lao động được nhà nước bảo trợ để trợ cấp về vật chất cho người lao động.
Như vậy, có thể hiểu chế độ nghỉ ốm của người lao động hay chế độ ốm đau của người lao động là chế định do Nhà nước ban hành nhằm bảo đảm hoặc thay thế thu nhập cho người lao động trong thời gian người lao động nghỉ ốm đau, bệnh tật dẫn đến gián đoạn về thu nhập, tạo điều kiện cho người lao động nhánh chóng ổn định cuộc sống.
Từ đó có thể suy ra một số đặc điểm của chế độ nghỉ ốm của người lao động như sau:
- Chế độ nghỉ ốm của người lao động được thực hiện trên cơ sở số đông bù số ít. Nghĩa là chế độ ốm đau chỉ áp dụng cho một số đối tượng người lao động ốm đau cụ thể và đủ điều kiện để hưởng chế độ nghỉ ốm. Và mức hưởng chế độ nghỉ ốm được trích ra từ nguồn đóng góp chung của người lao động trong xã hội (ví dụ Bảo hiểm xã hội);
- Mức trợ cấp được hưởng trong chế độ nghỉ ốm của người lao động thông thường sẽ không được vượt quá mức tiền lương mà người lao động được nhận trong quá trình làm việc nhưng phải đảm bảo cuộc sống tối thiểu của người lao động và gia đình họ và là trợ cấp thay thế tiền lương. Điều này tránh việc người lao động không có gắng làm việc để nhận lượng mà thay vào đó là cố gắng để có thể nhận được khoản trợ cấp được hưởng từ chế độ nghỉ ốm của người lao động;
- Chế độ nghỉ ốm của người lao động góp phần ổn định sức khỏe của người lao động, tạo điều kiện để người lao động nhanh chóng quay trở lại làm việc, bảo đảm thu nhập để ổn định đời sống.
2. Điều kiện được hưởng chế độ nghỉ ốm của người lao động
- Thứ nhất, chế độ nghỉ ốm của người lao động chỉ được áp dụng cho người lao động làm việc theo một trong những hợp đồng lao động sau:
- Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 15 tuổi;
- Hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
- Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng theo quy định;
- Thứ hai, người lao động nghỉ việc thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Người lao động có con dưới 07 tháng tuổi bị ốm và phải nghỉ việc để chăm sóc con và được cơ quan y tế xác nhận tình trạng của con
- Người lao động bị ốm đau, bệnh tật, tai nạn nhưng không nằm trong danh mục tai nạn lao động, điều trị thương tật do sau tai nạn lao động bị tái phát, bệnh nghề nghiệp dẫn tới phải nghỉ việc và có xác nhận bằng giấy tờ của cơ sở y tế có đủ thẩm quyền
- Người lao động là nữ quay trở lại làm việc trước thời hạn nghỉ sinh
- Thứ ba, phải có giấy xác nhận của cơ sở y tế về thời gian nghỉ ốm của người lao động.
Mọi người cũng xem: Có được sa thải, chấm dứt hợp đồng đối với lao động nữ đang mang thai?
3. Trường hợp không được hưởng chế độ nghỉ ốm của người lao động
- Người lao động ốm đau phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng các chất ma túy, tiền chất ma túy. Việc ốm đau trong trường hợp này xuất phát từ ý thức chủ quan của người lao động. Do đó pháp luật không đặt ra chế độ nghỉ ốm của người lao động trong trường hợp này thể hiện tính nghiêm khắc, răn đe của phát luật;
- Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
- Người lao động bị ốm đau mà không phải tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không lương; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.
4. Thời gian hưởng chế độ nghỉ ốm của người lao động là bao lâu?
Thời gian hưởng chế độ nghỉ ốm của người lao động được tính từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 của năm dương lịch theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, nghỉ hàng tuần và không phụ thuộc vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động Theo quy định tại Điều 26, Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động được hưởng chế độ nghỉ ốm như sau:
- Trường hợp người lao động đã đóng bảo hiểm từ 30 năm trở lên thì chế độ nghỉ ốm là tối đa 60 ngày;
- Trường hợp người lao động đã đóng bảo hiểm từ 15 năm đến dưới 30 năm thì chế độ nghỉ ốm là tối đa 40 ngày;
- Trường hợp người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm thì chế độ nghỉ ốm là tối đa 30 ngày;
- Trường hợp người lao động làm việc trong môi trường có điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, khu vực có trợ cấp vùng tối thiểu là 0,7 thì thời gian hưởng chế độ nghỉ ốm của người lao động được nâng lên tùy thuộc vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội:
- Đối với người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ 30 năm trở lên thì chế độ nghỉ ốm tối đa 70 ngày
- Đối với người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ 15 năm đến 30 năm thì chế độ nghỉ ốm tối đa 50 ngày
- Đối với người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 ngày thì chế độ nghỉ ốm tối đa 40 ngày
- Trường hợp người lao động bị bệnh dài ngày thuộc danh mục bệnh dài ngày của Bộ Y tế quy định sẽ được nghỉ tối đa là 180 ngày (bao gồm cả ngày lễ, Tết, ngày nghỉ của đơn vị). Hết 180 ngày mà người lao động vẫn phải điều trị tiếp thì sẽ được nghỉ với chế độ thấp hơn nhưng không được vượt quá thời gian đóng bảo hiểm xã hội;
- Trường hợp con của người lao động ốm đau dẫn đến việc người lao động phải nghỉ việc ở nhà chăm con thì thời gian hưởng chế độ nghỉ ốm của người lao động được xác định như sau:
- Trường hợp con dưới 03 tuổi ốm có xác nhận của cơ sở ý tế thì người lao động được nghỉ tối đa 20 ngày/năm
- Trường hợp con từ 03 tuổi đến 07 tuổi thì người lao động được nghỉ tối đa 15 ngày/một năm làm việc
- Trường hợp trong cùng một thời gian mà người lao động có từ 02 con trở lên dưới 07 tuổi bị ốm đau, thì thời gian hưởng chế độ nghỉ ốm được tính bằng thời gian thực tế người lao động nghỉ việc chăm sóc con ốm
- Trường hợp cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội mà một trong hai người hết thời gian nghỉ mà con vẫn chưa khỏi bệnh thì người còn lại được tiếp tục nghỉ để chăm sóc con và thời gian hưởng chế độ nghỉ ốm của hai người được tính theo thời gian tối đa được nghỉ trong trường hợp này
- Trường hợp cả cha và mẹ cùng nghỉ việc để chăm sóc con thì thời gian tối đa hưởng chế độ nghỉ ốm của người lao động là thời gian tối đa hưởng chế độ nghỉ ốm của mỗi người cho mỗi con
- Trường hợp người lao động nghỉ việc để chăm sóc con ốm từ 14 ngày làm việc trở lên trong một tháng thì mức hưởng chế độ nghỉ ốm của người lao động được tính trên mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ ốm. Trường hợp các tháng tiếp theo người lao động vẫn tiếp tục ốm và phải nghỉ việc thì mức hưởng chế độ nghỉ ốm được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- Trường hợp người lao động bị ốm đau nhưng không phải là tai nạn lao động trong thời gian nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không lương thì thời gian nghỉ việc được hưởng chế độ nghỉ ốm của người lao động là thời gian nghỉ ốm trừ đi thời gian nghỉ phép hàng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương;
- Trường hợp người lao động nghỉ kéo dài sang năm tiếp theo thì thời gian kéo dài sang năm tiếp theo được tính vào thời gian hưởng chế độ nghỉ ốm của người lao động của năm tiếp theo.
4. Mức trợ cấp trong chế độ nghỉ ốm của người lao động
Căn cứ theo Điều 26, 27 Luật Bảo hiểm xã hội, khi người lao động nghỉ ốm trong thời gian áp dụng chế độ ốm đau, thì người lao động được hưởng chế độ nghỉ ốm tùy vào tình trạng của người lao động là ốm thường hay ốm dài ngày.
- Trường hợp người lao động ốm đau thông thường, người lao động được hưởng chế độ nghỉ ốm với mức tiền như sau:
Mức tiền hưởng chế độ nghỉ ốm của người lao động = 75% tháng lương đóng bảo hiểm xã hội gần nhất x số ngày trong chế độ nghỉ/24
- Trường hợp người lao động hưởng chế độ nghỉ ốm khi điều trị bệnh dài ngày thì mức hưởng chế độ nghỉ ốm được tính như sau:
Mức hưởng chế độ nghỉ ốm = a% x tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề x số tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau.
Trong đó,
-
- a% là tỷ lệ hưởng chế độ nghỉ ốm của người lao động được xác định như sau:
- Trong 180 ngày đầu điều trị bệnh dài ngày, a% = 75%
- Sau khi hết 180 ngày điều trị bệnh dài ngày mà người lao động vẫn phải tiếp tục điều trị thì a% được tính như sau:
- Trường hợp người lao động đã đóng bảo hiểm từ 30 năm trở lên thì a% = 65%
- Trường hợp người lao động đã đóng bảo hiểm dưới 30 năm nhưng từ đủ 15 năm a%= 55%
- Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm thì a% =50%
- a% là tỷ lệ hưởng chế độ nghỉ ốm của người lao động được xác định như sau:
- Trường hợp người lao động nghỉ việc để chăm sóc con ốm đau thì mức hưởng chế độ nghỉ ốm của người lao động được tính như sau:
Mức hưởng = tiền lương đóng bảo hiểm xã hội x 75% x số ngày nghỉ việc.
- Tháng nghỉ việc hưởng chế độ nghỉ ốm được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ nghỉ ốm của tháng đó đến trước ngày liền kề của tháng sau liền kề. Trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì mức hưởng chế độ nghỉ ốm của người lao động đối với những ngày lẻ không trọn tháng được tính như sau:
Mức hưởng chế độ nghỉ ốm = (tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề/24) x tỷ lệ hưởng chế độ nghỉ ốm (%) x số ngày nghỉ việc hưởng chế độ nghỉ ốm.
5. Thủ tục hưởng trợ cấp chế độ nghỉ ốm của người lao động
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ nghỉ ốm của người lao động
- Trường hợp người lao động nghỉ ốm điều trị nội trú thì hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gồm:
- Bản sao Giấy ra viện của người lao động hoặc của con dưới 07 tuổi. Trường hợp có người tử vong tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thay bằng Giấy báo tử;
- Bản sao giấy chuyển tuyến hoặc Giấy chuyển viện nếu có.
- Trường hợp người lao động điều trị ngoài trú thì hồ sơ hưởng chế độ nghỉ ốm bao gồm:
- Bản chính Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
- Giấy ra viện có chỉ định của bác sỹ điều trị cho nghỉ thêm sau thời gian điều trị nội trú (nếu có)
- Trường hợp người lao động khám chữa bệnh ở nước ngoài: 01 bản sao dịch giấy khám chữa bệnh có cơ sở khám chữa bệnh nước ngoài cấp sang tiếng Việt.
- Trường hợp người sử dụng lao động đại diện thực hiện cho người lao động thì hồ sơ hưởng chế độ nghỉ ốm bao gồm danh sách đề nghị giải quyết hưởng chế độ ốm đau.
Bước 2: Nộp hồ sơ hưởng chế độ nghỉ ốm của người lao động
- Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ, người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho người sử dụng lao động;
- Sau đó, người sử dụng lao động nộp hồ sơ tới cơ quan bảo hiểm xã hội qua giao dịch điện tử:
- Lập hồ sơ điện tử, ký số và gửi lên Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt nam hoặc qua tổ chức I – VAN
- Gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội thông qua dịch vụ bưu chính công ích nếu người sử dụng lao động chưa chuyển đổi hồ sơ giấy sang dạng điện tử.
Bước 3: Nhận kết quả
- Người sử dụng lao động nhận trực tiếp danh sách giải quyết hưởng chế độ nghỉ ốm của người lao động và nhận tiền trợ cấp từ cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển qua tài khoản của người sử dụng lao động để chi trả cho người lao động đăng ký nhận tiền mặt tại đơn vị;
- Sau đó, người sử dụng lao động tổ chức chi trả trợ cấp hưởng chế độ nghỉ ốm của người lao động thông qua việc chuyển khoản tới tài khoản cá nhân của người lao động hoặc trả tiền mặt trực tiếp cho người lao động. Ngoài ra, người lao động có thể nhận trực tiếp tại Cơ quan bảo hiểm xã hội trong trường hợp chưa nhận tại đơn vị người sử dụng lao động nhưng người sử dụng dụng lao động đã chuyển lại kinh phí cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Mọi người cũng xem: Mẫu đơn khiếu nại không giải quyết thủ tục bảo hiểm xã hội mới nhất
6. Chế độ nghỉ ốm của người lao động được hưởng nguyên lương
Khác với chế độ nghỉ ốm của người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội, chế độ nghỉ ốm được hưởng nguyên lương là chế độ áp dụng cho người lao động bị ốm nhưng vẫn được hưởng lương như ngày đi làm việc bình thường và được người sử dụng lao động thực hiện chi trả trợ cấp hưởng chế độ nghỉ ốm cho người lao động. Về điều kiện được hưởng chế độ nghỉ ốm của người lao động được hưởng nguyên lương, người lao động vẫn phải đáp ứng được các điều kiện về thời gian nghỉ phép, chủ thể được nghỉ phép như chế độ nghỉ ốm được hưởng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, điểm khác biệt duy nhất là thời gian người lao động nghỉ ốm trùng với thời gian người lao động được nghỉ phép năm. Nghỉ phép năm là thời gian người lao động được nghỉ hằng năm nhưng vẫn được hưởng nguyên lương.
Căn cứ theo Điều 113 Bộ luật Lao động, thời gian nghỉ phép năm của người lao động làm việc từ đủ 12 tháng trở lên được tính như sau:
- Đối với người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian nghỉ phép năm là 16 ngày làm việc;
- Đối với người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì thời gian nghỉ phép năm là 12 ngày làm việc/năm;
- Đối với người lao động chưa thành niên, là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì thời gian nghỉ phép năm là 14 ngày làm việc/năm;
- Đối với người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng thì thời gian nghỉ phép năm được cân cứ theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc:
Số ngày nghỉ phép năm = (số ngày nghỉ hằng năm + số ngày nghỉ tăng thêm (theo thâm niên)/12 x số tháng làm việc thực tế trong năm)
Trong trường hợp người lao động nghỉ ốm có giấy xác nhận của bệnh viện trong thời gian được nghỉ phép năm thì người lao động không được hưởng chế độ nghỉ ốm của người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội mà chỉ được nhận tiền lương tương ứng với ngày nghỉ phép năm. Trường hợp người lao động nghỉ quá số ngày phép năm thì số ngày quá không được tính lương và có thể được hưởng chế độ ốm đau nếu thỏa mãn thời gian được hưởng chế độ nghỉ ốm được hưởng bảo hiểm xã hội.
Có thể bạn quan tâm: Thủ tục khởi kiện công ty không trả lương cho người lao động
Như vậy, người lao động nghỉ ốm có giấy của bệnh viện sẽ được hưởng chế độ nghỉ ốm của người lao động. Số tiền trợ cấp mà người lao động được nhận tùy thuộc vào số tiền lương người đó đóng bảo hiểm một tháng và thời gian người đó nghỉ. Nếu độc giả còn bất kì vấn đề nào còn thắc mắc liên quan đến chế độ nghỉ ốm của người lao động hoặc có nhu cầu tư vấn các vấn đề lao động khác, xin vui lòng liên hệ với Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ, tư vấn trong thời gian sớm nhất.