Luật Ánh Ngọc

Quy định về điều chuyển công việc của người lao động như thế nào?

Tư vấn luật lao động | 2024-09-27 05:41:40

1. Như thế nào là điều chuyển công việc của người lao động

Điều chuyển công việc của người lao động có thể hiểu là việc người sử dụng lao động chuyển người lao động sang làm công việc khác so với thỏa thuận trong hợp đồng lao động trong một thời gian nhất định phù hợp với quy định của pháp luật. Từ cách hiểu này, chúng ta có thể đưa ra một số đặc điểm chính của hành vi này như sau:

2. Các trường hợp điều chuyển công việc của người lao động

Căn cứ theo Điều 29 Bộ luật Lao động năm 2019, người sử dụng lao động có thể chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:

2.1. Do gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm

Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm là những nguyên nhân khách quan tác động đến quá trình hoạt động của người sử dụng lao động và là điều người sử dụng lao động không mong muốn xảy ra. Trường hợp vì thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn khiến người sử dụng lao động lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế hoặc môi trường làm việc không đảm bảo an toàn. Giải pháp khắc phục duy nhất mà người sử dụng lao động có thể thực hiện là cắt giảm nhân sự, điều chuyển công việc của người lao động để có thể tiếp tục vận hành doanh nghiệp. Ví dụ điển hình nhất cho trường hợp điều chuyển công việc của người lao động là dịch bệnh COVID 19 mới đây đã khiến nhiều doanh nghiệp thu hẹp quy mô, tái cơ cấu và điều chuyển công việc của người lao động để vượt qua khó khăn của nền kinh tế trong đại dịch COVID. Đây cũng là cách để người lao động chia sẻ gánh nặng với người sử dụng lao động cũng như bảo vệ việc làm của mình.

2.2. Do áp dụng biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sợ cố điện, nước

Người lao động là lực lượng nòng cốt trong việc phát triển doanh nghiệp vì vậy việc bảo đảm an toàn lao động là điều luôn được chú trọng. Hiện nay, pháp luật quy định về các biện pháp phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm:

Như vậy, trong trường hợp người sử dụng lao động do áp dụng các biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động, nghề nghiệp hoặc trong doanh nghiệp phát sinh các sự cố về điện, nước tai nạn lao động chưa thể khắc phục ngay và không đảm bảo môi trường lao động an toàn cho người lao động thì người sử dụng lao động có thể điều chuyển công việc cho người lao động khác với hợp đồng lao động.

2.3. Do nhu cầu sản xuất kinh doanh

Nếu hai trường hợp điều chuyển công việc của người lao động kể trên xuất phát từ lý do bất khả kháng hoặc sự kiện bất ngờ thì trường hợp điều chuyển công việc của người lao động do nhu cầu sản xuất kinh doanh xuất phát từ ý thức chủ quan của người sử dụng lao động. Đây là trường hợp điều chuyển công việc của người lao động đã được người sử dụng lao động dự trù trước. Bởi lẽ, pháp luật quy định người sử dụng lao động phải quy định cụ thể trong nội quy của doanh nghiệp những trường hợp chuyển người lao động sang công việc khác do nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, trong trường hợp người sử dụng lao chuyển người lao động làm công việc khác công việc được ghi trong hợp động lao động với lý do nhu cầu sản xuất kinh doanh nhưng không được quy định trong nội quy lao động thì không được xem điều chuyển công việc của người lao động do nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm: Người lao động có được doanh nghiệp bồi thường khi cắt giảm nhân sự?

3. Điều chuyển công việc của người lao động được tiến hành theo trình tự, thủ tục như thế nào?

Điều chuyển công việc của người lao động được tiến hành theo trình tự, thủ tục như thế nào

4. Quyền lợi khi điều chuyển công việc của người lao động

Sau khi được điều chuyển công việc mới, người lao động được hưởng các quyền lợi về tiền lương và được bố trí công việc mới khi người lao động hết hạn điều chuyển công tác.

Mọi người cũng xem: Thủ tục khởi kiện công ty không trả lương cho người lao động

5. Xử phạt các trường hợp điều chuyển công việc của người lao động không đúng quy định

Xử phạt các trường hợp điều chuyển công việc của người lao động không đúng quy định

6. Người lao động tự ý nghỉ việc trong thời gian điều chuyển công việc có bị xử lý không?

Về cơ bản, việc điều chuyển công việc không làm mất đi mối quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động. Người lao động vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ được thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Vì vậy, trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc mà không có lý do chính đáng (thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh,..) trong thời gian điều chuyển công việc thì vẫn bị xử lý kỷ luật.

Trường hợp người lao động tự ý nghỉ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dộn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng thì bị áp dụng hình thức xử lý kỉ luật sa thải.

Như vậy, không phải trong mọi trường hợp, người sử dụng lao động đều được điều chuyển công việc của người lao động. Pháp luật đặt ra ba trường hợp doanh nghiệp có thể chuyển người lao động sang công việc khác nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động cũng như tạo sự ổn định trong quan hệ lao động. Với bài viết trên, Luật Ánh Ngọc hi vọng đã mang đến cho độc giả một số quy định của pháp luật về việc điều chuyển công việc của người lao động cũng như cách thức xử lý khi có vi phạm. Nếu độc giả còn vấn đề nào thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn các vấn đề lao động khác, xin vui lòng liên hệ với Luật Ánh Ngọc qua số điện thoại: 0878.548.558 hoặc qua email: lienhe@luatanhngoc.vn để được nhanh chóng hỗ trợ, giải đáp.


Bài viết khác