Luật Ánh Ngọc

Bóc lột lao động: Hành vi bóc lột sức lao động bị xử lý như thế nào?

Tư vấn luật lao động | 2024-08-23 16:39:54

1. Bóc lột sức lao động 

1.1.Bóc lột sức lao động là gì?

Bóc lột sức lao động (exploitation of labor) là một thuật ngữ thường được sử dụng để mô tả việc sử dụng lao động một cách không công bằng hoặc vi phạm quy định pháp luật liên quan đến quyền lao động và quyền con người. Nó xảy ra khi người lao động không được trả công tương xứng với công việc của họ, không được đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh, và không được bảo vệ các quyền cơ bản của người lao động.

1.2. Một số hình thức bóc lột sức lao động người lao động điển hình

Bóc lột sức lao động trẻ em

Theo quy định pháp luật cho phép người vị thành niên (đủ 15 tuổi) được phép làm việc nhưng không được phép quá 7h/ngày.

Việc sử dụng trẻ em dưới 15 tuổi hay sử dụng lao động là người vị thành niên làm việc quá 7 h/ngày, mà không ký hợp đồng lao động sẽ vi phạm pháp luật. 

– Nghỉ giữa ca – Không có lương

Theo quy định của pháp luật lao động của Việt Nam, nghỉ giữa ca sẽ được tính vào giờ làm việc có hưởng lương.

Theo đó thời gian làm việc của người lao động không được quá 8 giờ trong một ngày; người lao động làm việc 8 giờ liên tục thì sẽ được nghỉ giữa ca ít nhất nửa giờ, làm ca đêm được nghỉ giữa ca 45 phút, tính vào giờ làm việc.

Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc có hưởng lương bao gồm: thời giờ nghỉ giữa ca làm việc, thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất công việc…

- Trong trường hợp hiện nay có một số doanh nghiệp không tính thời gian nghỉ giữa ca vào thời gian làm việc là trái với quy định pháp luật. Họ có thể chỉ xác định lương đúng với thời gian làm việc thực tế.

- Thường xuyên phải làm việc quá giờ hạn chế theo lịnh công ty, mà không nhận được bất kỳ sự trả thêm nào cho những giờ làm việc ngoài giờ hành chính.

- Người lao động không được cung cấp bảo hiểm y tế hoặc bất kỳ lợi ích xã hội nào, và công ty không tuân theo các quy định về bảo vệ lao động.

- Công ty không tuân theo các quy tắc an toàn và không đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động, dẫn đến nguy cơ bị thương tật hoặc bị thương trong quá trình làm việc.

- Thực hiện nhiều công việc khác nhau ngoài công việc chuyên môn của mình, nhưng không được trả công tương xứng cho những công việc đã làm, và công ty không thúc đẩy thăng tiến hoặc tăng lương.

Trên đây là một số ít hành vi bóc lột sức lao động, kết quả dẫn đến gây ra các tác động tiêu cực đối với cuộc sống và sức khỏe của người lao động.

Xem thêm bài viết: Bộ luật lao động 2019

2. Xử lí hành vi bóc lột sức lao động

Hành vi bóc lột sức lao động bị xử lý như thế nào?

2.1 Xử phạt hành chính

Điều 13 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với các hành vi bóc lột sức lao động.

Thứ nhất, phạt tiền nếu người sử dụng lao động có các hành vi như không giao kết hợp đồng đào tạo nghề đối với người học nghề, tập nghề; hoặc không trả lương cho người học nghề trong thời gian học học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách;… cụ thể:

Thứ hai, phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

Xử phạt hành vi bóc lột lao động

Tham khảo bài viết: Phân biệt đối xử trong lao động

2.2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Bên cạnh xử phạt hành chính, pháp luật cũng quy định thêm các biện pháp khắc phục hậu quả khi có hậu quả nghiêm trọng xảy ra. Qua đó bù đắp các giá trị, lợi ích chính đáng đối với người đang, đã bị bóc lột sức lao động.

Nội dung của các biện pháp khắc phục hậu quả bao gồm:

– Phải thanh toán tiền lương trong trường hợp họ có khả năng tham gia quan hệ lao động, tạo ra sản phẩm cho doanh nghiệp. 

- Buộc trả lương cho người học nghề, người tập nghề khi có hành vi không trả lương cho người học nghề trong thời gian học nghề, tập nghề mà trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách quy định tại khoản 1 Điều 14 nghị định 12/2022/NĐ-CP.

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được từ vi phạm. Số lợi bất hợp pháp chính là số tiền chiếm đoạt được từ việc bóc lột sức lao động. Số tiền này đã không được doanh nghiệp thanh toán hợp lý cho khả năng, hiệu quả làm việc của người lao động.

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được từ việc thực hiện hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật đối với hành vi lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi hoặc bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.

3. Giải đáp thắc mắc 

3.1. Bóc lột lao động có bị xử lý hình sự?

Theo Điều 297 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội cưỡng bức lao động có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù cao nhất lên đến 12 năm. Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3.2. Khi nào có thể sử dụng lao động là trẻ em?

Thứ nhất, người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với trẻ em và phải có sự đồng ý của người đại diện hoặc giám hộ của trẻ em đó. 

Thứ hai, người sử dụng lao động phải tuân thủ các nguyên tắc bảo về quyền lợi, bảo đảm an toàn lao động cho trẻ em:

Thứ ba, đối với trẻ em chưa đủ 13 tuổi mà người sử dụng lao động muốn tuyển dụng và sử dụng thì phải được sự đồng ý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Xem thêm bài viết: Những công việc người lao động dưới 18 tuổi có thể được đi làm

Trên đây là bài viết về hành vi bóc lột sức lao động bị xử lý như thế nào của Luật Ánh Ngọc. Nếu bạn có thắc mắc cần giải đạp hoặc cần giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực lao động, vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ chúng tôi. 


Bài viết khác