Luật Ánh Ngọc

Thành lập công ty dịch vụ truyền tải điện

Pháp lý doanh nghiệp | 2025-05-04 13:45:46

1. Thế nào là công ty dịch vụ truyền tải điện? 

Thế nào là công ty dịch vụ truyền tải điện?

Căn cứ Khoản 17 Điều 3 Thông tư 05/2025/TT-BCT thì đơn vị truyền tải điện là đơn vị điện lực được cấp phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện.

Theo đó, có thể hiểu Công ty dịch vụ truyền tải điện là một tổ chức, đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc truyền tải điện năng từ các nhà máy điện đến các trạm biến áp và cuối cùng là đến người tiêu dùng. 

Từ định nghĩa trên có thể thấy các hoạt động mà công ty dịch vụ truyền tải điện có thể cung cấp bao gồm: 

Tóm lại, với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, các yêu cầu của xã hội đặt ra cho hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng cao, trong đó, điện là yếu tố vô cùng quan trọng. Do vậy, việc thành lập công ty truyền tải điện ngày càng được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. 

2. Điều kiện thành lập công ty dịch vụ truyền tải điện

Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam và Luật Doanh nghiệp 2020 đều ghi nhận các tổ chức, cá nhân trong xã hội được tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm; tự chủ kinh doanh và lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh. 

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn kinh tế, ổn định xã hội, pháp luật đã đề ra những điều kiện cần thiết để một chủ thể có thể thành lập công ty. Theo đó, để thành lập công ty dịch vụ truyền tải điện, bước đầu tiên, tổ chức, cá nhân cần đáp ứng các yêu cầu cơ bản sau: 

2.1. Về chủ thể thành lập 

Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định rõ tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ một số trường hợp cụ thể:

2.2. Về tên doanh nghiệp 

Căn cứ Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020, có thể thấy, tên doanh nghiệp thường bao gồm hai thành tố và viết dưới công thức sau: 

Loại hình doanh nghiệp + Tên riêng

Trong đó, mỗi thành tố phải đáp ứng các điều kiện khác nhau, cụ thể: 

Đồng thời, tên doanh nghiệp không được vi phạm các điều cấm của pháp luật được ghi nhận tại Điều 28 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau: 

2.3. Về trụ sở chính của doanh nghiệp 

Căn cứ Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 thì trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).

Đồng thời, doanh nghiệp phải có quyền sở hữu hoặc sử dụng địa điểm trụ sở đó thông qua minh chứng từ Hợp đồng thuê/mướn hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

2.4. Về vốn điều lệ 

Căn cứ Khoản 34 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 thì vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên công ty, chủ sở hữu công ty đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; là tổng mệnh giá cổ phần đã bán hoặc được đăng ký mua khi thành lập công ty cổ phần.

Theo đó, đối với một số ngành nghề đặc thù, có ảnh hưởng tới nền kinh tế, sự ổn định của xã hội cũng như để đảm bảo an toàn cho người lao động thì pháp luật đề ra mức vốn điều lệ tối thiểu để thành lập công ty. 

Ví dụ: Để thành lập công ty xuất khẩu lao động phải có vốn điều lệ tối thiểu là 05 tỷ đồng. 

Bạn sẽ được gọi lại tư vấn Liên hệ ngay

2.5. Về ngành nghề kinh doanh 

Đối với một số ngành nghề thuộc danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, pháp luật đặt ra cho nó những yêu cầu đặc thù cần phải đáp ứng. Điều này phù hợp với đặc trưng ngành nghề cũng như đảm bảo việc quản lý của Nhà nước với những lĩnh vực có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế - xã hội. 

Theo đó, những ngành nghề thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I Luật Đầu tư 2020, ngoài những điều kiện chung đã phân tích ở trên thì còn cần đáp ứng thêm các điều kiện riêng khác.

Ví dụ: Thành lập công ty vệ sĩ phải đáp ứng các điều kiện về an ninh, trật tự. 

Như vậy, về cơ bản, để thành lập công ty dịch vụ truyền tải điện, tổ chức, cá nhân có nhu cầu cần đảm bảo các điều kiện trên. 

3. Quy trình thành lập công ty dịch vụ truyền tải điện

Quy trình thành lập công ty dịch vụ truyền tải điện

Theo Luật Doanh nghiệp 2020 và chương IV Nghị định 01/2021/NĐ-CP, quy trình thành lập công ty dịch vụ truyền tải điện gồm các bước sau: 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ 

Để thành lập công ty nói chung và công ty dịch vụ truyền tải điện nói riêng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu cần chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ sau: 

Bước 2: Nộp hồ sơ 

Sau khi chuẩn bị đủ các giấy tờ ở bước 1, chủ thể muốn thành lập công ty dịch vụ truyền tải điện tiến hành nộp hồ sơ đăng ký thành lập tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trong các phương thức sau: 

Bước 3: Xử lý hồ sơ 

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp.

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. 

Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

Bước 4: Xin Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện 

Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, để hoạt động được trong lĩnh vực truyền tải điện, công ty phải thực hiện thủ tục xin giấy phép hoạt động điện lực. Theo Điều 8 Nghị định 61/2025/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp mới Giấy phép bao gồm các giấy tờ sau: 

Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ, doanh nghiệp nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép. Trong thời hạn 03 ngày làm việc từ ngày nhận hồ sơ hoặc hồ sơ bổ sung, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ. 

Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, trong thời hạn 14 ngày từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm: 

>>>> Xem thêm bài viết: Thành lập công ty về giáo dục

4. Cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập công ty dịch vụ truyền tải điện

Để quá trình thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền tải điện được diễn ra nhanh chóng, chủ thể cần xác định được cơ quan có thẩm quyền xét duyệt hồ sơ. Theo đó, tùy theo giai đoạn mà doanh nghiệp phải nộp hồ sơ tới các cơ quan khác nhau. Cụ thể: 

(a); Đối với thành lập công ty: Theo Luật Doanh nghiệp 2020Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. 

Tuy nhiên, bước sang năm 2025, theo Công văn số 24/CV-BCĐTKNQ18Công văn số 05/CV-BCĐTKNQ18 thì Sở Kế hoạch và Đầu tư đã được sáp nhập vào Sở tài chính. Do vậy, tên gọi của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp có sự khác nhau giữa các tỉnh, thành phố. 

Ví dụ: Phòng Đăng ký Kinh doanh và Tài chính Doanh nghiệp (Sở Tài chính Thành phố Hà Nội); Phòng Đăng ký Kinh doanh (Sở Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh). 

(b); Đối với xin Giấy phép hoạt động truyền tải điện: Căn cứ Điều 22 Nghị định 61/2025/NĐ-CP thì doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ xin cấp Giấy phép tới Bộ Công Thương phân cấp cho Cục Điện lực. 

>>>> Xem thêm bài viết: Điều kiện, hồ sơ, thủ tục để thành lập phòng khám Nha khoa

5. Những lưu ý khi sau khi thành lập công ty dịch vụ truyền tải điện 

Sau khi thành lập doanh nghiệp, để doanh nghiệp được hoạt động và phát triển theo đúng quy định pháp luật, công ty phải quan tâm tới một số vấn đề sau: 

5.1. Điều kiện cấp Giấy phép truyền tải điện

Để xin Giấy phép truyền tải điện, trước hết, công ty phải đáp ứng các điều kiện đặt ra để hoạt động trong lĩnh vực này. Theo Điều 4 Nghị định 61/2025/NĐ-CP doanh nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu sau: 

Sau khi đáp ứng các điều kiện trên, doanh nghiệp có thể tiến hành thủ tục xin Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện để công ty có thể tiến hành kinh doanh. 

5.2. Hoàn thiện thủ tục pháp lý 

Một vấn đề quan trọng sau khi thành lập doanh nghiệp là phải hoàn thiện các thủ tục để đảm bảo tư cách pháp lý cho công ty. Theo đó, doanh nghiệp phải thực hiện các thủ tục dưới đây: 

(a); Công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp: Theo Điều 32 Luật Doanh nghiệp 2020 thì trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được công khai công ty phải thực hiện thông báo công khai thông tin về doanh nghiệp.

Căn cứ khoản 2 Điều 4 và Điều 45 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, trường hợp doanh nghiệp vi phạm quy định về công bố thông tin có thể bị phạt từ 10 - 15 triệu đồng. 

(b); Khắc dấu công ty: Dấu công ty là công cụ pháp lý quan trọng giúp doanh nghiệp thực hiện giao dịch, ký kết hợp đồng và đảm bảo tính pháp lý cho các văn bản do doanh nghiệp phát hành. Do vậy, thủ tục cần thiết sau khi doanh nghiệp được thành lập là tiến hành khắc dấu mộc công ty. 

(c); Treo biển bảng: Doanh nghiệp cần treo biển hiệu công ty có kích thước, nội dung phù hợp với quy định pháp luật. Đây là lưu ý quan trọng vì biển bảng là một trong những tiêu chí cơ quan thuế chú trọng kiểm tra sau khi công ty thành lập. 

(d); Mua hóa đơn điện tử: Theo luật quản lý thuế 2019 thì từ ngày 1/7/2022 các doanh nghiệp bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử. Do vậy, để phục vụ công tác xuất hóa đơn về sau, doanh nghiệp cần tiến hành mua hóa đơn ngay từ ban đầu. 

Trên đây là một số lưu ý cần thiết được Luật Ánh Ngọc liệt kê, tìm hiểu. Việc đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trên sẽ giúp doanh nghiệp dịch vụ truyền tải điện kinh doanh phù hợp với quy định pháp luật. 

6. Câu hỏi thường gặp 

Để thành lập công ty dịch vụ truyền tải điện cần nộp phí, lệ phí bao nhiêu? 

Để thành lập công ty dịch vụ truyền tải điện, chủ thể cần dự trù các khoản lệ phí nhà nước sau: 

Giấy phép hoạt động truyền tải điện có hiệu lực bao lâu? 

Theo Điều 20 Nghị định 61/2025/NĐ-CP thì Giấy phép hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện có thời hạn 20 năm.

Có phải trường hợp nào hoạt động truyền tải điện cũng phải xin giấy phép? 

Không. Theo Điều 33 Luật Điện lực 2024 thì trong một số trường hợp, doanh nghiệp được miễn Giấy phép hoạt động điện lực: 

Như vậy, qua bài viết về thành lập công ty dịch vụ truyền tải điện chúng tôi hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của quý khách hàng. Nếu có thắc mắc cần giải quyết hãy liên hệ ngay với Luật Ánh Ngọc để được tư vấn miễn phí!


Bài viết khác