Luật Ánh Ngọc

Giải đáp tranh chấp hợp đồng đặt cọc đất đai

Tư vấn luật dân sự | 2025-01-15 11:23:05

1. Giới thiệu chung về tranh chấp hợp đồng đặt cọc đất đai.

1.1 Định nghĩa hợp đồng đặt cọc đất đai

Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 không có định nghĩa về hợp đồng đặt cọc đất đai. Tuy nhiên, dựa vào khái niệm về đặt cọc và khái niệm về hợp đồng, có thể hiểu hợp đồng đặt cọc đất đai là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong việc mua bán, cho thuê, chuyển nhượng đất đai hoặc bất động sản khác. Trong đó một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

1.2 Tại sao tranh chấp hợp đồng đặt cọc thường xảy ra?

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc đất đai xảy ra thường xuyên do bản chất phức tạp của giao dịch đất đai, liên quan đến tài sản có giá trị lớn và các thủ tục pháp lý phức tạp. Dưới đây là các nguyên nhân chính lý giải vì sao tình trạng này phổ biến:

Giá trị giao dịch lớn

Trong Bộ luật Dân sự 2015, không có quy định cụ thể cần đặt cọc bao nhiêu. Do đó, quyền lựa chọn mức tiền đặt cọc nằm ở sự thỏa thuận giữa các bên. Trong thực tế, các bên có thể đặt cọc 10%, 20%, 30% hoặc 50%, 70% thậm chí 90% số tiền của giao dịch gốc hoặc có thể đặt cọc bằng một số tiền cụ thể.

Đặc biệt trong các hợp đồng mua bán đất tại các khu đô thị hoặc vị trí đắc địa. Số tiền đặt cọc có thể lên đến hàng trăm triệu thậm trí hàng tỷ đồng, điều này làm tăng mức độ cam kết giữa các bên nhưng cũng kéo theo nhiều rủi ro.

Thủ tục pháp lý phức tạp

Giao dịch đất đai yêu cầu thực hiện nhiều thủ tục pháp lý, như kiểm tra tình trạng pháp lý của đất, chuyển nhượng quyền sử dụng, công chứng hợp đồng, khai báo nghĩa vụ tài chính. Sự thiếu hiểu biết hoặc sơ suất trong quy trình này có thể xảy ra vi phạm hợp đồng đặt cọc đất đai.

2. Nguyên nhân chính dẫn đến tranh chấp hợp đồng đặt cọc đất đai.

Mặc dù hợp đồng đặt cọc đất đai được coi là một hình thức cam kết đảm bảo, nhưng trên thực tế, vẫn có rất nhiều tranh chấp liên quan đến loại hợp đồng này. Các nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng đặt cọc đất đai có thể kể đến như:

2.1 Bên bán hoặc bên mua vi phạm cam kết

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tranh chấp hợp đồng đặt cọc đất đai là một trong các bên không thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng. Điều này có thể xảy ra khi bên bán nhận tiền đặt cọc nhưng không thực hiện chuyển nhượng đất, hoặc bên mua không chuyển đủ số tiền đã cam kết. Tình trạng này dễ dàng dẫn đến việc một trong hai bên yêu cầu chấm dứt hợp đồng và đòi lại số tiền đã đặt cọc.

2.2 Hợp đồng không rõ ràng hoặc thiếu chi tiết

Một nguyên nhân khác là các điều khoản trong hợp đồng đặt cọc không rõ ràng hoặc không được thỏa thuận chi tiết, thiếu các điều khoản quan trọng, như:

2.3 Hợp đồng vô hiệu do vi phạm pháp luật

Mục đích của việc ký kết hợp đồng đặt cọc đất đai là để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được thành công. Do đó, nếu hợp đồng mua bán đất không thực hiện được do đất không đủ điều kiện chuyển nhượng dẫn đến hợp đồng đặt cọc vô hiệu như:

2.4 Hợp đồng vô hiệu do đối tượng không thể thực hiện được

Đến hạn thực hiện hợp đồng đặt cọc, các bên tiến hành giao kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, nhưng diện tích đất không đủ điều kiện tách thửa theo quy định tại Điều 220 Luật Đất đai 2024.

2.5 Bên thứ ba can thiệp 

Trong nhiều trường hợp, tranh chấp hợp đồng đặt cọc đất đai xảy ra do bên thứ ba tuyên bố quyền sử dụng hoặc có quyền lợi liên quan đến mảnh đất. Điều này làm phức tạp quá trình giao dịch và gây tranh chấp giữa các bên.

Xem thêm: Tranh chấp hợp đồng đặt cọc - Thông tin đầy đủ

3. Các loại tranh chấp thường gặp về hợp đồng đặt cọc đất đai.

3.1. Tranh chấp về mức phạt cọc

Các tranh chấp hợp đồng đặt cọc đất đai liên quan đến mức phạt cọc có thể kể đến như:

Tài sản đặt cọc trong hợp đồng đặt cọc mua bán đất có thể được dùng để đảm bảo cho việc giao kết hợp đồng mua bán đất, thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong hợp đồng mua bán đất, hoặc cả hai. Nếu hợp đồng mua bán đất được thực hiện, tiền đặt cọc được trừ luôn vào nghĩa vụ trả tiền. Khi phát sinh tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất, các bên có thỏa thuận mức phạt cọc. Nếu không thỏa thuận được thì thực hiện theo nguyên tắc nêu trên.

3.2. Tranh chấp về quyền sử dụng đất

Thông thường, hầu hết các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất sẽ do người có đất thực hiện. Trường hợp người khác thực hiện hộ thì cần phải được sự đồng ý của người có quyền sử dụng đất và phải được uỷ quyền, công chứng chứng thực theo quy định pháp luật.

Không ít những trường hợp người không có quyền sử dụng đất ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán đất. Từ đó dẫn đến kết quả không thực được hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất; tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất cũng từ đó mà xảy ra dẫn đến thiệt hại.

3.3. Tranh chấp về điều kiện thực hiện giao dịch

Để hợp đồng đặt cọc có hiệu lực, nó phải tuân theo những điều kiện cơ bản theo quy định tại Điều 117 của Bộ luật dân sự 2015. Do đó, các tranh chấp có thể xảy ra trong trường hợp này như:

4. Giải pháp xử lý tranh chấp hợp đồng đặt cọc đất đai.

Các cách để giải quyết tranh chấp khi "vi phạm hợp đồng đặt cọc đất đai" bao gồm:

4.1. Thương lượng và hòa giải

Hai bên có thể cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tháo gỡ những bất đồng phát sinh hoặc nhờ bên thứ ba làm trung gian hòa giải để hỗ trợ, giải thích, thuyết phục các bên tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ tranh chấp. Đây là cách giải quyết tranh chấp đơn giản, giảm thiểu chi phí và thời gian nhưng có điểm hạn chế là hiệu quả không cao.

4.2. Khởi kiện ra tòa

Khi đàm phán thất bại hoặc không đạt được thỏa thuận qua hòa giải, việc khởi kiện là phương án cần thiết để bảo vệ quyền lợi hợp pháp. Lúc này, một bên có thể khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp. Quá trình này sẽ tuân theo trình tự thủ tục quy định tại pháp luật. Thực tế, quá trình tại tòa án có thể kéo dài trong nhiều năm.

4.3. Nhờ đến luật sư tư vấn

Với kiến thức chuyên môn sâu rộng và kinh nghiệm thực tiễn, luật sư có thể giúp các bên hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ trong hợp đồng đặt cọc đất đai và đưa ra hướng xử lý phù hợp theo đúng quy định pháp luật.

5. Kinh nghiệm tránh tranh chấp hợp đồng đặt cọc đất đai.

5.1. Kiểm tra kỹ pháp lý đất đai trước khi đặt cọc

Đảm bảo đất đai trước khi đặt cọc đáp ứng đầy đủ các điều kiện thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê,... theo quy định tại Điều 45 Luật Đất đai 2024 như: đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng và không thuộc diện tranh chấp hoặc quy hoạch.

5.2. Soạn thảo hợp đồng chặt chẽ

Hợp đồng đặt cọc đất đai cần được lập thành văn bản, nêu rõ chi tiết các điều khoản như: số tiền đặt cọc, thời hạn thanh toán, mức phạt nếu vi phạm.

5.3. Nhờ đến sự hỗ trợ của luật sư

6. Lợi ích khi khách hàng sử dụng dịch vụ của Luật Ánh Ngọc.

Khi lựa chọn dịch vụ pháp lý của Luật Ánh Ngọc, khách hàng nhận được sự hỗ trợ thực tế, hiệu quả và phù hợp nhất với nhu cầu của mình. Điều này được chứng minh qua những vụ việc cụ thể mà Luật Ánh Ngọc đã thành công xử lý:

Nội dung vụ việc: Anh Huy, một khách hàng cá nhân của Luật Ánh Ngọc, đã ký hợp đồng đặt cọc mua một mảnh đất với số tiền 500 triệu đồng, chiếm 10% giá trị lô đất. Theo hợp đồng, bên bán (ông Minh) cam kết hoàn tất thủ tục sang tên trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký kết. Tuy nhiên, sau thời gian này, ông Minh không những không tiến hành thủ tục mà còn có ý định bán lô đất cho người khác với giá cao hơn.

Hành động của Luật Ánh Ngọc: Sau khi tiếp nhận vụ việc, đội ngũ luật sư của Luật Ánh Ngọc đã:

Kết quả: Sau khi nhận thấy rủi ro pháp lý, ông Minh đã đồng ý bồi thường cho anh Huy số tiền gấp đôi tiền đặt cọc, tổng cộng là 1 tỷ đồng. Vụ việc được giải quyết trong vòng chưa đầy 2 tháng mà không cần phải khởi kiện ra tòa, giúp anh Huy tiết kiệm thời gian, chi phí và tránh những phiền phức không cần thiết.

Lợi ích khách hàng nhận được:

Vụ việc này minh chứng rằng khi khách hàng lựa chọn Luật Ánh Ngọc, họ không chỉ nhận được dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp mà còn được đảm bảo tối đa quyền lợi và giá trị thực tế trong mọi tình huống. Với sự hỗ trợ chuyên nghiệp của các luật sư, khách hàng có thể yên tâm tin tưởng vào chất lượng dịch vụ và đạt được kết quả như mong muốn. Công ty Luật Ánh Ngọc luôn sẵn sàng trao đổi, hỗ trợ Quý khách hàng những thông tin pháp lý cần thiết. Xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Ánh Ngọc để được tư vấn cụ thể.


Bài viết khác