Hàng Thừa Kế Thứ Nhất Là Ai Theo Pháp Luật?


Hàng Thừa Kế Thứ Nhất Là Ai Theo Pháp Luật?
Hàng thừa kế thứ nhất là những người có quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân gần nhất với người chết. Họ được ưu tiên thừa kế di sản theo quy định pháp luật khi người để lại tài sản chết. Vậy, hàng thừa kế thứ nhất bao gồm những ai? Hãy cùng Luật Ánh Ngọc giải đáp qua bài viết sau nhé.

1. Hàng thừa kế thứ nhất là ai?

Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm những ai
03 đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất

Theo khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì người thừa kế theo hàng thứ nhất được xác định bao gồm: 

  • Người thừa kế là vợ, chồng: Nam, nữ là vợ, chồng được pháp luật công nhận là hôn nhân hợp pháp (có đăng ký kết hôn) và vẫn tồn tại đến thời điểm mở thừa kế. 

Trường hợp vợ hoặc chồng đang tiến hành ly hôn mà một bên chết thì bên còn lại vẫn có quyền được hưởng di sản thừa kế. Ngoài ra, quan hệ hôn nhân hợp pháp còn được xác định theo từng thời kỳ, ví dụ như: 

Ông A và bà B chung sống như vợ chồng trước năm 1987, không đăng ký kết hôn nhưng khi Ông A hoặc bà B mất, người còn lại vẫn hưởng phần di sản theo pháp luật (trường hợp không để lại di chúc) vì pháp luật về Hôn nhân gia đình trước năm 1987 quy định việc chưa đăng ký kết hôn sẽ đương nhiên được công nhận là vợ chồng trên thực tế và được xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân thực tế khi thỏa một trong hai điều kiện sau: 

    • Có sống chung như vợ chồng 
    • Hoặc có đủ các điều kiện để kết hôn theo điểm d Mục 2 Thông tư liên tịch 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP. 
  • Người thừa kế là cha đẻ, mẹ đẻ: Cha, mẹ ruột của người đã mất; 
  • Người thừa kế là cha nuôi, mẹ nuôi: Người đã nuôi dưỡng của người chết, có quan hệ như cha mẹ ruột; 
  • Người thừa kế là con đẻ, con nuôi: 
    • Đối với con đẻ: Dù là con trong hay ngoài giá thú vẫn được hưởng di sản thừa kế theo hàng thứ nhất khi cha hoặc mẹ đẻ qua đời; 
    • Đối với con nuôi: Được thừa kế di sản tương tự như con đẻ (con ruột) theo Điều 653 Bộ luật Dân sự 2015. 

Lưu ý: Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng cho nhau như cha, mẹ con thì được hưởng thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản kế vị và thừa kế như mối quan hệ giữa con nuôi/con đẻ với cha, mẹ nuôi/ruột (theo Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015)

2. Người thuộc hàng thừa kế thứ nhất được hưởng bao nhiêu? 

Mức hưởng thừa kế di sản
Mức hưởng di sản của người thuộc hàng thừa kế thứ nhất

Những người thừa kế hàng thứ nhất (cùng hàng) sẽ được hưởng di sản bằng nhau. Tuy nhiên, việc chia di sản có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác trong thực tế như: 

  • Dựa vào di chúc; 
  • Thỏa thuận giữa các thành viên trong cùng hàng thừa kế. 

>> Xem bài bài viết: 

3. Mẫu đơn xin xác nhận hàng thừa kế thứ nhất

Theo quy định pháp luật hiện nay thì không có mẫu đơn xin xác nhận hàng thừa kế thứ nhất thống nhất. Thông thường, thủ tục yêu cầu xác nhận hàng thừa kế sẽ được thực hiện trong quá trình giải quyết thủ tục thừa kế tại cơ quan có thẩm quyền (Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người chết cư trú). 

Để thực hiện thủ tục này, người có yêu cầu cần chuẩn bị các giấy tờ tùy thân (CCCD/ Hộ chiếu, các giấy tờ liên quan khác để chứng minh quan hệ huyết thống hoặc hôn nhân với người đã mất).

Với nhu cầu xin xác nhận hàng thừa kế thứ nhất nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình  trong trường hợp người chết không để lại di chúc, Luật Ánh Ngọc xin gửi bạn mẫu đơn xin dưới đây, mời bạn cùng tham khảo nhé. 

Tải mẫu đơn tại đây: 

Liên hệ Luật Ánh Ngọc hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi bạn cư trú để được hướng dẫn một cách chi tiết nhất nhé. 

4. Thứ tự ưu tiên trong hàng thừa kế thứ nhất

Về nguyên tắc, tất cả các thành viên trong hàng thừa kế thứ nhất đều có quyền thừa kế bằng nhau. Tuy nhiên, nếu có di chúc để lại, thứ tự ưu tiên có thể thay đổi tùy theo ý muốn của người lập di chúc. 

5. Trường hợp nào người thuộc hàng thừa kế thứ nhất không được nhận di sản thừa kế?

Trường hợp không nhận được thừa kế
04 trường hợp không được nhận di sản thừa kế

04 trường hợp người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bị tước quyền thừa kế hoặc từ chối nhận di sản theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm: 

  • Tự ý xâm phạm tài sản của người chết; 
  • Có hành vi cố ý xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người chết;
  • Từ chối nuôi dưỡng người chết khi có nghĩa vụ;
  • Có hành vi trái pháp luật khác mà gây thiệt hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác (như là: cưỡng ép, lừa dối, che dấu di chúc nhầm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản và các hành vi khác). 

(Những hành vi cố ý xâm phạm thân thể, tài sản của người chết phải được kết án bởi Tòa án và ra quyết định có hiệu lực pháp luật)

Lưu ý: Người thuộc một trong những hành vi trên vẫn nhận được di sản chỉ khi người để lại di sản đã biết hành vi của người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc theo khoản 2 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015.

Trên đây là toàn bộ nội dung về “Hàng thừa kế thứ nhất là ai theo pháp luật”. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến thừa kế - di chúc. Hãy liên hệ đến Luật Ánh Ngọc để được Luật sư cùng đội ngũ chuyên viên tư vấn hướng dẫn một cách nhanh chóng và hiệu quả nhé. 

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.