Luật Ánh Ngọc

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc - Thông tin đầy đủ

Tư vấn luật dân sự | 2024-12-20 23:34:36

1. Tổng quan về tranh chấp hợp đồng đặt cọc

1.1 Khái niệm và vai trò của hợp đồng đặt cọc

Theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 quy định Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”. 

Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể, rõ ràng liên quan đến hợp đồng đặt cọc phải lập thành văn bản. Tuy nhiên, việc đặt cọc để thực hiện hợp đồng là một giao dịch dân sự, do đó căn cứ khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định “Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể". Như vậy, để đảm bảo tính pháp lý hợp đồng đặt cọc nên được lập thành văn bản (hợp đồng) bởi ngoài việc thể hiện ý chí của hai bên trong quá trình giao dịch, hợp đồng đặt cọc còn có vai trò quan trọng trong việc cam kết thực hiện nghĩa vụ và hạn chế rủi ro khi một bên không thực hiện theo thỏa thuận. 

1.2 Các đặc điểm cơ bản của tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Hợp đồng đặt cọc được lập ra để đảm bảo thực hiện việc giao kết, tuy nhiên có không ít nguyên nhân dẫn đến một trong hai bên vi phạm hợp đồng đặt cọc dẫn đến tranh chấp. Các đặc điểm cơ bản của tranh chấp hợp đồng đặt cọc bao gồm:

Những đặc điểm này cho thấy tranh chấp hợp đồng đặt cọc không chỉ đến từ việc vi phạm trực tiếp các điều khoản trong hợp đồng, mà còn có thể phát sinh từ sự không thống nhất về cách thức thực hiện, cách xử lý vi phạm hoặc các điều kiện chấm dứt hợp đồng. Vì vậy, việc ký kết hợp đồng đặt cọc cần được thực hiện một cách cụ thể, rõ ràng để hạn chế rủi ro và tránh những tranh chấp không đáng có.

>>>> XEM THÊM: Cách xử lý tranh chấp hợp đồng đặt cọc đất đai

2. Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Trong quá trình thực hiện hợp đồng đặt cọc liên quan đến giao dịch đã thỏa thuận, một trong các bên có thể vi phạm nghĩa vụ dẫn đến phát sinh tranh chấp, cụ thể:

2.1 04+ vi phạm phổ biến khi thực hiện hợp đồng đặt cọc

2.2 Tranh chấp liên quan đến điều kiện hợp đồng

2.3 Tranh chấp về số tiền cọc và số tiền phạt cọc trong hợp đồng

Như vậy, việc tranh chấp hợp đồng đặt cọc có thể phát sinh do nhiều mâu thuẫn khác nhau. Những mâu thuẫn này không chỉ xuất phát từ các nội dung không rõ ràng trong việc thực hiện hợp đồng, mà còn liên quan đến sự khác biệt về điều kiện và quyền lợi của các bên trong quá trình thực hiện giao dịch làm ảnh hưởng đến khả năng thực hiện hợp đồng đều có thể dẫn đến tranh chấp.

3. 3+ cách giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Việc một bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng đặt cọc sẽ phát sinh những mâu thuẫn đòi hỏi phải giải quyết bằng các biện pháp như:

3.1 Giải quyết tranh chấp qua thương lượng 

Hai bên tranh chấp sẽ tiến hành thương lượng về các điều khoản trong hợp đồng và những vi phạm mà một bên không thực hiện theo đúng cam kết. Tiến hành thương lượng sẽ giúp hai bên giảm bớt được chi phí, thời gian, tránh phát sinh kiện tụng phức tạp. Nhưng việc thương lượng giữa hai bên sẽ không mang lại hiệu quả cao bởi các chủ thể giao kết hợp đồng sẽ không thiện chí hợp tác.

3.2 Giải quyết tranh chấp qua Hòa giải 

Giống với thương lượng, hòa giải cũng là một trong những phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc. Tuy nhiên, hòa giải sẽ có thêm sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian tiến hành buổi hòa giải. Trung gian hòa giải sẽ tiến hành ghi nhận ý kiến của các bên và đưa ra giải pháp hợp lý. Đây cũng là một trong những phương pháp giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, … nhưng nếu một bên không chấp nhận giải pháp mà bên thứ ba đưa ra thì việc hòa giải cũng không thành.

3.3 Giải quyết tranh chấp tại Tòa án có thẩm quyền

Nếu việc thương lượng, hòa giải không thành thì các bên buộc phải khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết. Đây là hình thức khá phổ biến để giải quyết các vụ tranh chấp hợp đồng đặt cọc. Bởi dựa theo những tài liệu, chứng cứ mà các đương sự cung cấp thì Tòa án sẽ căn cứ vào những quy định của pháp luật để đưa ra quyết định. Khi quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì buộc các bên phải chấp hành. Tuy nhiên, việc khởi kiện này tốn nhiều thời gian và chi phí cũng như công sức của các đương sự khi phải tham gia các buổi làm việc, các phiên Tòa theo sự triệu tập của Thẩm phán.

Cách giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc

4. Lưu ý khi tham gia hợp đồng đặt cọc để tránh xảy ra tranh chấp hợp đồng đặt cọc

Để tránh xảy ra tranh chấp hợp đồng đặt cọc, các bên tham gia cần lưu ý một số điều khi tiến hành lập và ký kết hợp đồng đặt cọc để đảm bảo được quyền và lợi ích của mình:

Việc tham gia hợp đồng đặt cọc đòi hỏi các bên phải tuân thủ các quy định pháp lý và thực hiện đúng các nghĩa vụ đã cam kết. Các bên tham gia cần chú ý đến những lưu ý trên để giảm thiểu rủi ro tranh chấp, bảo vệ quyền lợi của mình và đảm bảo rằng hợp đồng đặt cọc được thực hiện một cách thuận lợi, hợp pháp và hiệu quả. Trong trường hợp có tranh chấp, việc tìm kiếm sự hỗ trợ từ các chuyên gia pháp lý, như luật sư, sẽ giúp các bên giải quyết mâu thuẫn một cách công bằng và đúng pháp luật.

5. Một số vụ tranh chấp hợp đồng đặt cọc tiêu biểu của Luật Ánh Ngọc

Trong quá trình thực hiện các công việc pháp lý liên quan đến tranh chấp hợp đồng nói chung cũng như tranh chấp hợp đồng đặt cọc nói riêng, Luật Ánh Ngọc đã đạt được một số thành tựu tiêu biểu trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, như:
- Tranh chấp hợp đồng đặt cọc giữa bà Trịnh.T.M với ông Nguyễn.H.D: 

Do có nhu cầu mua nhà nên thông qua tìm hiểu, bà Trịnh.T.M đã quen biết với ông Lê.N.S - môi giới nhà đất. Trao đổi với bà M, ông S cho biết ông D là người gốc Quảng Ninh đang có căn chung cư tại Khu căn hộ Công viên Vịnh Đảo – Haven Park Residences, Khu đô thị Thương mại và Du lịch Văn Giang (Ecopark), xã Phụng Công, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.

Do ông D đang sinh sống và làm việc tại Quảng Ninh, lại bận công việc nên không thể sắp xếp thời gian để lên ký hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng nhà trực tiếp với bà M. Hai bên đã thống nhất “ký hợp đồng online”, thỏa thuận về tiền đặt cọc và phạt cọc như nội dung hợp đồng. Cùng ngày, bà M đã thanh toán 200.000.000 VNĐ cho ông D nhằm mục đích cam kết mua căn hộ.

Ông D hứa hẹn sắp xếp thời gian để gặp bà M ký kết hợp đồng chuyển nhượng tại Văn phòng công chứng và bàn giao căn hộ thực tế. Tuy nhiên, sau nhiều lần thất hẹn, ông D lấy lý do công việc, đi công tác, chuyện gia đình nên chưa lên ký kết được hợp đồng chuyển nhượng. Ông D trả lại 200.000.000 VNĐ tiền cọc cho bà M và sau đó cũng không tiếp tục thực hiện các thủ tục chuyển nhượng căn hộ.

Bà M liên lạc để trao đổi với ông D về khoản tiền phạt cọc hai bên đã thống nhất từ trước, tuy nhiên ông D cho rằng, ông đã trả lại số tiền đặt cọc thì không còn liên quan gì đến bà M. 

Trao đổi với Luật Ánh Ngọc, bà M bức xúc muốn đòi lại số tiền phạt cọc do ông D đã vi phạm hợp đồng đặt cọc. Với kinh nghiệm và kỹ năng hành nghề, Luật Ánh Ngọc đã nhận định vụ việc này là “Tranh chấp hợp đồng đặt cọc”, tư vấn thêm về các quy định pháp luật và nội dung trong hợp đồng đặt cọc giữa bà M và ông D.

Sau đó, Luật Ánh Ngọc đã nhận ủy quyền của bà M, tiến hành làm việc với ông D để trao đổi thêm về thiện chí thanh toán nốt số tiền phạt cọc nhưng ông D không hợp tác. Và để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng, Luật Ánh Ngọc đã đưa ra phương án khởi kiện và đã đòi lại được số tiền đặt cọc cho bà M sau gần 02 năm.

- Tranh chấp hợp đồng đặt cọc giữa Công ty Cổ phần thực phẩm K.T và Công ty TNHH TMDV HY.

Tháng 10/2021, Công ty TNHH TMDV HY đang có nhu cầu đặt hàng Tết, Công ty Cổ phần thực phẩm K.T là một doanh nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng bánh kẹo, giỏ quà,... Qua quá trình làm việc, hai bên đã thống nhất số lượng hàng hóa, giá trị và cam kết về chất lượng dịch vụ, thời hạn thanh toán hợp đồng.

Để đảm bảo phía Công ty Cổ phần thực phẩm K.T có chi phí triển khai sản xuất số lượng hàng đã đặt cũng như đảm bảo Công ty TNHH TMDV HY sẽ mua đúng số lượng hàng đã đặt theo thỏa thuận ban đầu. Ngày 23/10/2021, hai bên tiến hành ký kết hợp đồng đặt cọc, Công ty HY sẽ thanh toán 640.000.000 VNĐ cho công ty K.T với các điều khoản liên quan đến chất lượng hàng hóa, thời hạn giao hàng, tiến độ thanh toán và điều kiện hủy bỏ hợp đồng.

Ngày 06/11/2021, Công ty K.T gửi 02 thùng sản phẩm mẫu đến cho Công ty HY để kiểm tra trước chất lượng sản phẩm, thấy sản phẩm không đúng với cam kết ban đầu mà 2 bên đã thỏa thuận, Công ty HY bức xúc, không muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng, đề nghị ký thanh lý hợp đồng đặt cọc, hợp đồng chính. Phía công ty K.T cũng nhất trí với đề nghị của công ty HY - ký thanh lý hợp đồng, trả lại tiền đặt cọc.

Tuy nhiên Công ty K.T yêu cầu công ty H.Y bồi thường một khoản tiền mà Công ty K.T đã bỏ ra để nhập nguyên liệu về sản xuất. Nhận thấy phía đối tác đã vi phạm về cam kết chất lượng dịch vụ nêu trong hợp đồng và phía công ty phải mất thời gian chờ đợi, nên công ty HY đã không chấp nhận bồi thường theo đề nghị của công ty K.T. 

Hai bên không thể thương lượng, và để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình nên Công ty K.T đã đến nhờ Luật Ánh Ngọc tư vấn và hỗ trợ giải quyết. Qua quá trình trao đổi và xem xét các tài liệu công ty K.T cung cấp, Luật Ánh Ngọc đã đánh giá đây một vụ việc “tranh chấp hợp đồng đặt cọc” do vi phạm điều khoản nội dung hợp đồng.

Làm việc với đại diện Công ty Cổ phần thực phẩm K.T và Công ty TNHH TMDV HY, Luật Ánh Ngọc đã tư vấn các quy định pháp luật và chỉ rõ sự mâu thuẫn trong hợp đồng, đưa ra những phân tích, nhận định vấn đề để hai bên thống nhất với phương án cuối cùng. Với sự hợp tác của hai bên, Luật Ánh Ngọc đã giúp cho hai công ty vừa giải quyết xong vấn đề thanh lý hợp đồng vừa đảm bảo được quyền và lợi ích của mình.

Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan về tranh chấp hợp đồng đặt cọc, cần tư vấn hỗ trợ thêm vui lòng liên hệ với Luật Ánh Ngọc qua số hotline: 0878.548.558


Bài viết khác