Luật Ánh Ngọc

Thủ tục xin Giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực

Pháp lý doanh nghiệp | 2024-09-01 01:48:34

1. Điều kiện được cấp Giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 1 Thông tư 21/2020/TT-BCT quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động điện lực, giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực là văn bản pháp lý cấp cho tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động sau:

Để được cấp giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực, tổ chức, cá nhân ngoài phải đáp ứng điều kiện chung xin cấp phép hoạt động điện lực thì phải đáp ứng các điều kiện đối với từng lĩnh vực tư vấn chuyên ngành điện lực:

03 điều kiện cấp phép

* Đối với giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy thủy điện. Căn cứ theo Điều 39 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung các năm 2018, 2020, 2022), tổ chức đăng ký hoạt động tư vấn thiết kế công trình nhà máy thủy điện phải đáp ứng điều kiện về chuyên gia:

* Đối với giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời. Căn cứ theo Điều 39a Nghị định 137/2013/NĐ-CP, chuyên gia tư vấn phải thỏa mãn các điều kiện:

* Đối với giấy phép tư vấn thiết kế công trình nhà máy nhiệt điện:

* Đối với giấy phép tư vấn thiết kế công trình đường dây và trạm biến áp. Căn cứ theo Điều 41 Nghị định 137/2013/NĐ-CP, chuyên gia tư vấn phải thuộc các trường hợp sau:

* Đối với giấy phép tư vấn giám sát thi công

Điều kiện về chuyên gia tư vấn

 

Công trình nhà máy thủy điện

Công trình nhà máy điện gió, điện mặt trời

Công trình nhà máy nhiệt điện

Công công trình đường dây và trạm biến áp

Chuyên gia tư vấn đảm nhiệm chức danh giám sát trưởng

Tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành:

Điện; thủy điện hoặc thủy lợi;

Điện hoặc năng lượng tái tạo

Điện hoặc nhiệt điện

Điện

Kinh nghiệm công tác ≥ 5 năm trong lĩnh vực tư vấn

Đã giám sát trưởng ≥ 01 dự án hoặc tham gia giám sát thi công ≥ 02 công trình thuộc lĩnh vực xin cấp phép

Có chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trong lĩnh vực giám sát thi công

Chuyên gia tư vấn khác

Tốt nghiệp đại học trở lên các chuyên ngành:

Xây dựng, thủy lợi, thủy điện, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa

Xây dựng, năng lượng tái tạo, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa

Xây dựng, điện, nhiệt điện, thiết bị điện, tự động hóa

Xây dựng, điện, hệ thống điện, thiết bị điện, tự động hóa

Kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tư vấn ≥ 5 năm

Tham gia giám sát thi công ít nhất 01 dự án công trình thuộc lĩnh vực xin cấp phép

2. Hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy phép

2.1. Hồ sơ cấp phép tư vấn chuyên ngành điện lực

Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 21/2020/TT-BCT, hồ sơ xin cấp phép tư vấn chuyên ngành điện lực gồm:

2.2. Thủ tục xin cấp giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực

Hai bước cơ bản xin cấp giấy phép

Bước 1: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực

Căn cứ Khoản 19 Điều 3 Nghị định số 17/2020/NĐ-CP, thẩm quyền cấp giấy phép tư vấn chuyên ngành điện lực thuộc về Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:

Bước 2: Tiếp nhận, giải quyết hồ sơ

3. Một số câu hỏi liên quan đến giấy phép hoạt động điện lực

3.1. Thời hạn của giấy phép là bao lâu

Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Thông tư 21/2020/TT-BCT, thời hạn của giấy phép chuyên ngành điện lực là 05 năm.

Đối với các loại giấy phép hoạt động điện lực còn lại, thời hạn của giấy phép là 10 năm. Riêng thời hạn đối với giấy phép truyền tải điện và giấy phép phát điện cấp cho nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là 20 năm.

3.2. Có được gia hạn Giấy phép hoạt động điện lực?

Khoản 12 Điều 14 Thông tư 21/2020/TT-BCT (được sửa đổi bởi Thông tư 10/2023/TT-BCT) quy định trước khi giấy phép hoạt động điện lực hết thời hạn 30 ngày, đơn vị điện lực được cấp giấy phép có nhu cầu tiếp tục hoạt động phải lập hồ sơ cấp giấy phép hoạt động điện lực theo quy định.

Như vậy, có thể hiểu, giấy phép hoạt động điện lực không thể gia hạn. Thay vào đó, tổ chức, cá nhân hoạt động phải xin cấp mới giấy phép hoạt động điện lực. Bên cạnh đó, giấy phép hoạt động điện lực có thể được sửa đổi, bổ sung hoặc cấp lại trong một số trường hợp nhất định.


Bài viết khác