Luật Ánh Ngọc

Các trường hợp bắt buộc phải xin Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Pháp lý doanh nghiệp | 2024-08-23 16:11:42

1. Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là gì?

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là giấy tờ cấp phép bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong lĩnh vực môi trường cho phép cá nhân/ tổ chức được xử lý các loại rác thải có đặc tính nguy hiểm, độc hại bằng phương thức vận chuyển, trung chuyển, xử lý, tái chế, ...

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại trên phạm vi toàn quốc là Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại, ngoài quốc hiệu tiêu ngữ, cơ quan có thẩm quyền cấp là Bộ tài nguyên và Môi trường, ngày tháng năm cấp, lần thứ bao nhiêu cấp giấy phép; thì có những thông tin quan trọng sau đây: Mã số quản lý chất thải nguy hại (QL CTNH); Thông tin về chủ xử lý chất thải nguy hại; Nội dung cấp phép; Điều khoản thi hành...

Thời hạn của Giấy phép xử lý chất thải nguy hại là 03 năm kể từ ngày cấp.

Chất thải nguy hại

2. Các trường hợp bắt buộc phải xin Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại là những vật chất nguy hiểm được thải ra trong quá trình sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động khác mà nếu không được xử lý kịp thời, an toàn và hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khoẻ con người. Chính vì thế, không phải cá nhân/ tổ chức nào cũng được phép xử lý chất thải nguy hại.

Mọi cá nhân/ tổ chức muốn được xử lý chất thải nguy hại thì phải xin giấy phép xử lý chất thải nguy hại và trải qua những trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để xác định rằng cá nhân/ tổ chức này đủ điều kiện để được cấp phép xử lý chất thải nguy hại. 

Tuy nhiên, các trường hợp sau đây không được coi là cơ sở xử lý chất thải nguy hại và không thuộc đối tượng cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại:

Như vậy, trừ ba trường hợp nêu trên thì bất kỳ cá nhân/ tổ chức nào, trong trường hợp muốn xử lý chất thải nguy hại, thì đều phải xin cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại.

3. Điều kiện được cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Có báo cáo đánh giá tác động môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt đối với dự án đầu tư cơ sở xử lý chất thải nguy hại hoặc các hồ sơ, giấy tờ thay thế như:

3.1. Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật

3.2. Điều kiện về nhân lực

Có đội ngũ nhân sự đáp ứng yêu cầu như sau:

3.3. Điều kiện liên quan đến công tác quản lý

4. Thủ tục xin Giấy phép xử lý chất thải nguy hại

Căn cứ theo Điều 17 Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại gồm các bước sau đây:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp 02 bộ hồ sơ đăng ký cấp Giấy phép xử lý chất thải nguy hại đến Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ

Cơ quan cấp phép kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ.

TH1: Hồ sơ hợp lệ thì phải xem xét ra văn bản chấp thuận kế hoạch vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại.

TH2: Hồ sơ thiếu thì phải thông báo bằng văn bản để yêu cầu tổ chức, cá nhân chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Thực hiện vận hành thử nghiệm xử lý chất thải nguy hại:

Bước 4: Nộp báo cáo kết quả vận hành thử nghiệm

Bước 5: Lấy ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường nơi có cơ sở xử lý chất thải nguy hại

Bước 6: Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép xử lý chất thải nguy hại và đăng tải trên trang thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi trường

5. Một số câu hỏi liên quan

5.1. Giấy phép xử lý chất thải nguy hại có được cấp lại hoặc sửa đổi hay không?

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được phép cấp lại hoặc sửa đổi, bổ sung.

Một tổ chức, cá nhân được cấp lại giấy phép xử lý chất thải nguy hại nhiều lần, không có giới hạn, chỉ cần tại thời điểm xin cấp giấy phép; tổ chức, cá nhân đó đáp ứng đủ các yêu cầu do pháp luật quy định.

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được cấp lại trong các trường hợp sau:

Giấy phép xử lý chất thải nguy hại được sửa đổi trong các trường hợp sau:

5.2. Không xin giấy phép xử lý chất thải nguy hại có bị xử phạt không?

Cá nhân/ tổ chức nếu muốn xử lý chất thải nguy hại thì đều phải xin giấy phép xử lý, trừ những trường hợp: Chủ nguồn thải tự xử lý chất thải nguy hại phát sinh nội bộ trong khuôn viên cơ sở phát sinh chất thải nguy hại; Tổ chức, cá nhân nghiên cứu và phát triển công nghệ xử lý chất thải nguy hại trong môi trường thí nghiệm; Cơ sở y tế có công trình xử lý chất thải y tế nguy hại đặt trong khuôn viên để thực hiện việc xử lý chất thải y tế nguy hại cho các cơ sở y tế lân cận.

Nếu không xin giấy phép mà tự ý xử lý, khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự.


Bài viết khác