Luật Ánh Ngọc

Các trường hợp thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực

Pháp lý doanh nghiệp | 2024-03-01 23:15:31

1. Thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực trong trường hợp nào?

Giấy phép hoạt động điện lực là chứng chỉ pháp lý do cơ quan có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân hoạt động trong các lĩnh vực: quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và những hoạt động khác có liên quan.

Căn cứ Điều 37 Luật Điện lực, tổ chức, cá nhân đơn vị điện lực bị thu hồi giấy phép hoạt động điện lực trong các trường hợp sau:

Bên cạnh việc bị thu hồi giấy phép hoạt động điện lực do thuộc một trong các trường hợp trên, tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép còn có thể bị xử phạt liên quan đến giấy phép điện lực. 

2. Thủ tục thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực

Căn cứ theo Điều 38 Luật Điện lực, cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động điện lực có quyền thu hồi giấy phép hoạt động điện lực. Như vậy:

Căn cứ theo Khoản 6 Điều 13 Thông tư 21/2020/TT-BCT, khi phát hiện tổ chức, cá nhân hoạt động điện lực thuộc trường hợp bị thu hồi, cơ quan có thẩm quyền gửi quyết định thu hồi đến đơn vị điện lực và các cơ quan, đơn vị liên quan. Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền công bố thông tin thu hồi giấy phép trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thu hồi giấy phép.

Tuy nhiên, khi thu hồi giấy phép, cơ quan có thẩm quyền xác định rõ thời hạn đơn vị điện lực tiếp tục hoạt động để không làm ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện theo quy định tại Điều 46 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung các năm 2018, 2020, 2022).

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày bị thu hồi giấy phép, tổ chức, cá nhân bị thu hồi giấy phép có quyền khiếu nại về hành vi thu hồi giấy phép của cơ quan có thẩm quyền.

3. Một số câu hỏi liên quan

 

02 câu hỏi hay gặp về giấy phép

3.1. Thẩm quyền cấp giấy phép thuộc về ai?

Căn cứ theo Điều 45 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (sửa đổi bổ sung các năm 2018, 2020, 2022), giấy phép hoạt động điện lực được cấp bởi các cơ quan sau:

3.2. Không có giấy phép hoạt động điện lực thì bị xử lý ra sao?

Căn cứ khoản 6 Điều 5 Nghị định 134/2013/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 17/2022/NĐ-CP), trường hợp tổ chức hoạt động điện lực mà không xin cấp phép bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt từ 160.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng trừ trường hợp giấy phép hoạt động điện lực đã hết thời hạn sử dụng. Đồng thời, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hoạt động phát điện, phân phối điện, truyền tải điện, tư vấn chuyên ngành điện lực không có giấy phép.


Bài viết khác