Luật Ánh Ngọc

Thủ tục xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất

Pháp lý doanh nghiệp | 2024-09-01 01:50:51

1. Điều kiện cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất

Bên cạnh các loại giấy phép tài nguyên nước như giấy phép thăm dò nước dưới đất, giấy phép khai thác sử dụng nước mặt, giấy phép  xả nước thải vào nguồn nước, giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất là loại giấy phép cấp cho tổ chức, cá nhân thực hiện khai thác, sử dụng nguồn nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất.

Để được cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất, cơ quan, tổ chức khai thác, sử dụng phải đáp ứng các điều kiện sau:

2. Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất

Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất

2.1. Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất

Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 02/2023/NĐ-CP, hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất gồm:

2.2. Quy trình tiếp nhận, thẩm định hồ sơ xin giấy phép

* Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ:

Tùy thuộc vào quy mô công trình khai thác, tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ ở Bộ Tài nguyên và môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và môi trường:

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan tiếp nhận (Văn phòng tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và môi trường, Sở Tài nguyên và môi trường, Bộ phận một cửa, Trung tâm phục vụ hành chính công) tiến hành tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, tổ chức, cá nhân sẽ nhận được thông báo bổ sung, hoàn thiện hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận trả hồ sơ và thông báo lý do trả.

Tuy nhiên, từ sau ngày 01/7/2024 do Luật Tài nguyên nước năm 2023 có hiệu lực thi hành, tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước sẽ nộp hồ sơ tại:

Như vậy, theo quy định của Luật tài nguyên năm 2023, Sở Tài nguyên và môi trường cấp tỉnh không còn thẩm quyền cấp giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất.

* Thẩm định đề án, báo cáo khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận tiến hành thẩm định đề án, báo cáo, kiểm tra thực tế hiện trường nếu cần thiết:

2.3. Nhận kết quả

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép biết để nhận giấy phép.

3. Một số câu hỏi thường gặp

Câu hỏi thường gặp

3.1. Thời hạn của giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất

Trường hợp cá nhân, tổ chức xin giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất trước ngày 01/7/2024 (ngày Luật Tài nguyên nước 2023 có hiệu lực), thời hạn của giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất là tối đa 10 năm, tối thiểu 03 năm, được gia hạn tối thiểu 02 năm và tối đa 05 năm trong một lần gia hạn, không hạn chế số lần gia hạn.

Trường hợp cá nhân, tổ chức xin giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất sau ngày 01/7/2024, thời hạn của giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất có thười hạn tối thiểu 03 năm, tối đa 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 03 năm.

Như vậy, có thể thấy, từ sau ngày Luật Tài nguyên nước năm 2023 có hiệu lực, thời hạn của giấy phép tài nguyên nước dưới đất bị rút ngắn từ 10 năm xuống còn 05 năm và thời gian gia hạn tối đa 03 năm.

3.2. Có được cấp lại giấy phép tài nguyên nước nếu bị thu hồi giấy phép

Căn cứ theo Điều 27 Nghị định 02/2023/NĐ-CP, có hai trường hợp được cấp lại giấy phép tài nguyên nước, gồm:

Như vậy, trong trường hợp bị thu hồi giấy phép tài nguyên nước, cá nhân, tổ chức không được xin cấp lại giấy phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất.


Bài viết khác