1. Giấy phép tài nguyên nước là gì?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Luật Tài nguyên nước 2023, tài nguyên nước bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển.
Như vậy, giấy phép tài nguyên nước là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức thực hiện khai thác, sử dụng nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển cho mục đích sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, thủy điện, thủy lợi, thể thao, du lịch, kinh doanh, dịch vụ, tạo nguồn, ngăn mặn, chống ngập, tạo cảnh quan và các mục đích khác.
Việc cấp giấy phép tài nguyên nước phải đảm bảo các nguyên tắc:
- Bảo đảm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân đã được đăng ký, cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất;
- Việc cấp giấy phép ưu tiên đăng ký, cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước để cấp cho sinh hoạt;
- Cấp giấy phép phải bảo vệ tài nguyên nước và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật, không gây suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước khi thực hiện thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
2. Các loại giấy phép tài nguyên nước hiện nay
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 52 Luật Tài nguyên nước năm 2023, Điều 15 Nghị định 02/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Tài nguyên nước, có bốn loại giấy phép khai thác tài nguyên nước, bao gồm:
- Giấy phép thăm dò nước dưới đất;
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất;
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt;
- Giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
2.1. Giấy phép thăm dò nước dưới đất
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 2 Luật Tài nguyên nước, nước dưới đất là nước tồn tại trong cá tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo và dưới đáy biển.
Giấy phép thăm dò nước dưới đất là giấy phép đối với các trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác, sủ dụng nguồn nước tồn tại trong các tầng chứa nước dưới đất ở đất liền, hải đảo, dưới đáy biển nhằm đảm bảo hoạt động khai thác, sử dụng nước một cách hiệu quả, tiết kiệm.
Ngoài ra, giấy phép thăm dò nước dưới đất được cấp đối với trường hợp trước khi xây dựng công trình khai thác nước dưới đất hoặc điều chỉnh tăng lưu lượng khai thác vượt quá 25% lưu lượng quy định trong giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất đã cấp mà có khoan bổ sung giếng khai thác trừ các trường hợp không phải xin cấp phép.
2.2. Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt
Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt là giấy phép được cấp đối với tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt cho các mục đích:
- Khai thác nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản đối với hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích toàn bộ từ 0,01 triệu m3 đến 0,2 triệu m3 hoặc công trình khai thác, sử dụng nước mặt khác cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng khai thác lớn hơn 0,1 m3/giây đến 0,5 m3/giây;
- Sử dụng mặt nước sông, suối, kênh, mương, rạch, hồ chứa để nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ có quy mô vừa và lớn, sử dụng mặt nước hồ chứa để sản xuất điện mặt trời;
- Khai thác, sử dụng tại nước mặt đối với hồ chứa, đập dâng thủy lợi có dung tích từ từ 0,01 triệu m3 đến 0,2 triệu m3 công trình khai thác, sử dụng nước mặt khác cho mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng khai thác lớn hơn 0,1 m3/giây đến 0,5 m3/giây.
2.3. Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất
Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất là giấy phép được cấp đối với tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng nước trong các trường hợp sau:
- Khai thác quy mô nhỏ để sử dụng không vì mục đích hoạt động văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng, phòng cháy, chữa cháy, phục vụ mục đích quốc phòng và an ninh, tưới cây và rửa đường phục vụ mục đích công cộng hoặc hộ gia đình khai thác nước dưới đất để sử dụng cho sinh hoạt của mình;
- Sử dụng nước dưới đất chảy tự nhiên trong moong khai thác để tuyển quặng tại moong hoặc bơm hút nước để tháo khô lượng nước chảy tự chảy vào moong khai thác khoáng sản;
- Khai thác, sử dụng nước biển cho các mục đích sản xuất trên đất liền bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ với quy mô trên 10.000 m3/ngày đêm đến 100.000 m3/ngày đêm.
2.4. Giấy phép khai thác, sử dụng nước biển
Giấy phép khai thác, sử dụng nước biển là giấy phép được cấp cho tổ chức, cá nhân khai thác nước biển trong các trường hợp sau:
- Khai thác, sử dụng quy mô vừa để sử dụng cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nuôi trồng thủy sản trên hải đảo, đất liền;
- Khai thác nước biển để sử dụng cho sản xuất muối, phục vụ các hoạt động trên biển.
3. Thẩm quyền cấp giấy phép tài nguyên nước
Căn cứ theo Điều 53 Luật Tài nguyên nước năm 2023, tùy thuộc vào quy mô công trình khai thác mà thẩm quyền cấp giấy phép được cấp bởi các cơ quan sau:
- Đối với giấy phép áp dụng cho công trình khai thác có quy mô lớn, có tác động ảnh hưởng liên vùng, liên tỉnh thì Bộ Tài nguyên va Môi trường có thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất;
- Đối với giấy phép áp dụng cho công trình khai thác còn lại do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có công trình cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại, chấp thuận trả lại, tạm dừng, đình chỉ, thu hồi giấy phép khai thác tài nguyên nước, giấy phép thăm dò nước dưới đất và tổ chức đăng ký khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức đăng ký khai thác nước dưới đất;
- Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận kê việc khai thác nước dưới đất của hộ gia đình để sử dụng cho sinh hoạt.
4. Thời hạn của giấy phép là bao lâu
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định số 02/2023/NĐ-CP quy định chi tiết Luật tài nguyên nước, giấy phép tài nguyên nước có thời hạn như sau:
- Thời hạn của giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển tối thiểu là 05 năm, tối đa là 15 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu 03 năm, tối đa 10 năm;
- Thời hạn của giấy phép thăm dò nước dưới đất là 02 năm và chỉ được gia hạn 01 lần, thời gian gia hạn không quá 01 năm;
- Thời hạn của giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất tối thiểu 03 năm, tối đa 10 năm và được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu 02 năm, tối đa 05 năm;
- Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp hoặc gia hạn giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định thì giấy phép được cấp hoặc gia hạn theo thời hạn đề nghị.
Tuy nhiên, ngày 27/11/2023, Luật Tài nguyên nước năm 2023 được ban hành và có hiệu lực từ 01/7/2024. Do đó, thời hạn giấy phép tài nguyên trên chỉ áp dụng đến ngày 30/6/2024.
Vì vậy, từ sau ngày 01/7/2024, căn cứ theo Điều 54 Luật Tài nguyên nước năm 2023, thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước như sau:
- Đối với giấy phép khai thác nước mặt, thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu là 05 năm và được gia hạn 05 năm, không giới hạn số lần gia hạn;
- Đối với giấy phép khai thác nước biển, thời hạn tối thiểu của giấy phép là 10 năm, tối đa 15 năm và được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 10 năm;
- Đối với giấy phép khai thác nước dưới đất, thời hạn của giấy phép tối thiểu 03 năm, tối đa 05 năm và được gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn là 03 năm;
- Đối với giấy phép thăm dò nước dưới đất, thời hạn của giấy phép là 02 năm, chỉ được gia hạn một lần, thời hạn gia hạn 01 năm.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định thì giấy phép được cấp theo thời hạn đề nghị trong đơn và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa không quá thời hạn giấy phép đã được cấp, gia hạn liền trước đó.
5. Dịch vụ xin cấp giấy phép tài nguyên nước của Luật Ánh Ngọc
Là một trong những công ty luật hàng đầu tại Việt Nam, Luật Ánh Ngọc tự hào mang đến những dịch vụ pháp lý với đội ngũ luật sư có nhiều năm kinh nghiệm, đặc biệt trong lĩnh vực giấy phép tài nguyên nước.
Với đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm và chuyên môn trong nhiều lĩnh vực pháp lý với dịch vụ toàn diện về tư vấn và giải quyết các vấn đề pháp lý từ tư vấn, thực hiện các thủ tục pháp lý đến đại diện khách hàng tham gia các tranh chấp pháp lý và tư vấn các giải pháp tối ưu.
Tại Luật Ánh Ngọc, công ty sẽ tư vấn tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến giấy phép tài nguyên nước từ điều kiện,.. đến trình tự, thủ tục, quá trình xin cấp các giấy phép tài nguyên nước như giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, giấy phép khai thác, sử dụng nước biển, giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất, giấy phép thăm dò nước dưới đất,….
Luật Ánh Ngọc cam kết mang lại cho khách hàng các dịch vụ pháp lý chất lượng cao nhất, đảm bảo hạn chế những rủi ro cho khách hàng, đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu, cam kết giải quyết các vấn đề pháp lý của khách hàng một cách tận tâm và trách nhiệm nhất.
Trên đây là toàn bộ giấy phép tài nguyên nước hiện hành mà các tổ chức, cá nhân phải xin phép khi khai thác, sử dụng nguồn nước, bao gồm nước mặt, nước dưới đất, nước mưa và nước biển.