1. Giấy phép tài nguyên nước là gì?
Hiểu theo quy định pháp luật, Giấy phép tài nguyên nước được hiểu là chứng thư pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện khai thác, sử dụng tài nguyên nước; xả nước thải vào nguồn nước và tiến hành một số hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi.
Giấy phép tài nguyên nước là căn cứ pháp lý để cá nhân, tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong việc khai thác, sử dụng các nguồn nước để bảo đảm việc khai thác, sử dụng hợp lí, tiết kiệm các nguồn nước, không gây ô nhiễm, suy thoái các nguồn nước, tuân thủ đúng quy định pháp luật. Đây cũng là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quản lý và xử lý các vi phạm đối với cá nhân, tổ chức trong hoạt động khai thác tài nguyên nước.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, Giấy phép tài nguyên nước bao gồm các loại sau đây: Giấy phép thăm dò nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt; giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất; giấy phép khai thác, sử dụng nước biển.
2. Điều kiện cấp giấy phép tài nguyên nước hiện nay
Để đảm bảo tính hiệu quả tuân theo quy định pháp luật trong ngành nghề khai thác tài nguyên nước, Nghị định 02/2023/NĐ-CP đã quy định tổ chức, cá nhân để được cấp giấy phép tài nguyên nước phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Đã hoàn thành việc thông báo, lấy ý kiến đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định của Nghị định này.
- Có đề án, báo cáo phù hợp với quy hoạch về tài nguyên nước, quy hoạch tỉnh, quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, quy hoạch chuyên ngành có liên quan đã được phế duyệt hoặc phù hợp với khả năng nguồn nước nếu chưa có các quy hoạch và quy định vùng hạn chế khai thác nước dưới đất. Đề án, báo cáo phải do tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện năng lực theo quy định lập; thông tin, số liệu sử dụng để lập đề án, báo cáo phải bảo đảm đầy đủ, rõ ràng, chính xác và trung thực.
- Phương án thiết kế công trình hoặc công trình khai thác tài nguyên nước phải phù hợp với quy mô, đối tượng khai thác và đáp ứng yêu cầu bảo vệ tài nguyên nước, môi trường.
- Đối với trường hợp khai thác, sử dụng nước mặt có xây dựng hồ, đập trên sông, suối phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại điểm b khoản 2 Điều 53 của Luật Tài nguyên nước, điều kiện quy định tại điểm a và điểm b khoản này và các điều kiện sau đây:
+ Có phương án bố trí thiết bị, nhân lực để vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước; phương án quan trắc khí tượng, thủy văn, tổ chức dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp chưa có công trình;
+ Có quy trình vận hành hồ chứa; có thiết bị, nhân lực hoặc có hợp đồng thuê tổ chức, cá nhân có đủ năng lực để thực hiện việc vận hành hồ chứa, quan trắc, giám sát hoạt động khai thác, sử dụng nước, quan trắc khí tượng, thủy văn và dự báo lượng nước đến hồ để phục vụ vận hành hồ chứa theo quy định đối với trường hợp đã có công trình.
3. Thẩm quyền cấp Giấy phép tài nguyên nước
Thẩm quyền cấp Giấy phép tài nguyên nước
Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tài nguyên nước cho cá nhân, tổ chức bao gồm: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh. Cụ thể như sau:
* Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép đối với các trường hợp dưới đây:
- Khai thác, sử dụng tài nguyên nước đối với các công trình quan trọng quốc gia thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.
- Thăm dò nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên.
- Khai thác nước dưới đất đối với công trình có lưu lượng từ 3.000 m3/ngày đêm trở lên.
- Hồ chứa, đập dâng thủy lợi khai thác, sử dụng nước mặt cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng từ 2m3/giây trở lên và có dung tích toàn bộ từ 03 triệu m3 trở lên;
- Công trình khai thác, sử dụng nước khác cấp cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản với lưu lượng khai thác từ 5 m3/giây trở lên.
- Hồ chứa, đập dâng thủy lợi không thuộc trường hợp quy định tại điểm d khoản này có dung tích toàn bộ từ 20 triệu m3 trở lên.
- Khai thác, sử dụng nước mặt để phát điện với công suất lắp máy từ 2.000 kw trở lên.
- Khai thác, sử dụng nước mặt cho các mục đích khác với lưu lượng từ 50.000 m3/ngày đêm trở lên.
- Khai thác, sử dụng nước biển cho mục đích sản xuất bao gồm cả nuôi trồng thủy sản, kinh doanh, dịch vụ trên đất liền với lưu lượng từ 1.000.000 m3/ngày đêm trở lên.
* Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép cho cá nhân, tổ chức hoạt động, trừ các trường hợp 1,3,4,5,6,7,8 thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ tài nguyên và Môi trường.
* Sở Tài nguyên và Môi trường cấp tỉnh thực hiện cấp giấy phép, trừ các trường hợp 2, 9 thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ tài nguyên và Môi trường.
4. Trình tự xin cấp Giấy phép tài nguyên nước
Để xin cấp Giấy phép tài nguyên nước, tổ chức/ cá nhân thực hiện theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Đối với mỗi loại lĩnh vực khai thác tài nguyên nước, hồ sơ xin cấp Giấy phép tài nguyên nước sẽ bao gồm các loại giấy tờ khác nhau.
Để được tư vấn hay sử dụng dịch vụ làm hồ sơ, thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép tài nguyên nước, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Luật Ánh Ngọc chúng tôi thông qua số điện thoại 0878.548.558 hoặc địa chỉ email lienhe@luatanhngoc.vn để được hỗ trợ và giải đáp chi tiết nhất.
Luật Ánh Ngọc chuyên cung cấp soạn thảo các loại hồ sơ sau:
- Hồ sơ cấp giấy phép thăm dò nước dưới đất.
- Hồ sơ cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất.
- Hồ sơ cấp giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển.
Bước 2: Nộp hồ sơ
Tổ chức/ cá nhân tiến hành nộp 01 bộ hồ sơ tới cơ quan tiếp nhận.
Cơ quan nào tiếp nhận hồ sơ?
Cơ quan tiếp nhận và quản lý hồ sơ, giấy phép bao gồm:
- Văn phòng Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Cơ quan này có trách nhiệm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định và quản lý hồ sơ, giấy phép thuộc thẩm quyền cấp phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Trường hợp địa phương đã tổ chức Bộ phận một cửa hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công thì thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua Bộ phận một cửa hoặc Trung tâm Phục vụ hành chính công theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hình thức nộp hồ sơ?
- Nộp hồ sơ trực tiếp.
- Nộp qua đường bưu điện.
- Hoặc nộp hồ sơ online: tổ chức, cá nhân nộp bản điện tử qua hệ thống cổng dịch vụ công trực tuyến.
Đồng thời, đơn vị/ tổ chức nộp phí thẩm định hồ sơ theo quy định pháp luật.
Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm xem xét, kiểm tra hồ sơ.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
Nếu sau khi đã bổ sung mà vẫn không đáp ứng yêu cầu theo quy định thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ trả lại hồ sơ và thông báo rõ lý do cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép.
Bước 4: Thẩm định đề án, báo cáo thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trong hồ sơ đề nghị cấp phép
Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ => cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm thẩm định đề án, báo cáo (nếu cần thiết thì kiểm tra thực tế hiện trường, lập hội đồng thẩm định đề án, báo cáo).
+ Trường hợp 1: đủ điều kiện cấp phép => cơ quan tiếp nhận hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
+ Trường hợp 2: không đủ điều kiện để cấp phép thì trả lại hồ sơ cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép và thông báo lý do không cấp phép.
+ Trường hợp phải bổ sung, chỉnh sửa để hoàn thiện đề án, báo cáo thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung cần bổ sung, hoàn thiện đề án, báo cáo. Thời gian thẩm định sau khi đề án, báo cáo được bổ sung hoàn chỉnh là 18 ngày làm việc.
+ Trường hợp phải lập lại đề án, báo cáo, cơ quan tiếp nhận hồ sơ gửi văn bản thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép nêu rõ những nội dung đề án, báo cáo chưa đạt yêu cầu, phải làm lại và trả lại hồ sơ đề nghị cấp phép.
- Thời hạn: 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Bước 5: Cấp Giấy phép tài nguyên nước và trả kết quả hồ sơ cho tổ chức, cá nhân
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan tiếp nhận hồ sơ thông báo cho tổ chức, cá nhân đề nghị cấp phép để nhận giấy phép.
Quá trình thực hiện thủ tục đề nghị xin cấp giấy phép tài nguyên nước sẽ tương đối phức tạp, khó khăn đối với doanh nghiệp, cá nhân bởi quá trình này đòi hỏi nhiều loại giấy tờ trong hồ sơ và quy trình. Nếu khách hàng gặp khó khăn và cần sự giúp đỡ, hãy liên hệ tới Luật Ánh Ngọc chúng tôi để được giải quyết đảm bảo hiệu quả nhất.
5. Thời hạn của Giấy phép tài nguyên nước trong bao nhiêu lâu?
Theo quy định của pháp luật hiện hành, tùy từng loại giấy phép tài nguyên nước mà thời hạn khác nhau, cụ thể như sau:
- Đối với Giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, nước biển có thời hạn tối đa là 15 năm, tối thiểu là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 03 năm, tối đa là 10 năm.
- Đối với Giấy phép thăm dò nước dưới đất có thời hạn là 02 năm và được xem xét gia hạn 01 lần, thời gian gia hạn không quá 01 năm.
- Đối với Giấy phép khai thác, sử dụng nước dưới đất có thời hạn tối đa là 10 năm, tối thiểu là 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm.
Bài viết đã cung cấp các kiến thức pháp lý liên quan tới Giấy phép tài nguyên nước. Mọi chi tiết thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới Luật Ánh Ngọc để được trao đổi cụ thể.