Luật Ánh Ngọc

Hành vi quấy rối người khác qua điện thoại bị xử lý như thế nào?

Tư vấn luật hình sự | 2024-10-16 20:57:19

1. Quấy rối người khách qua điện thoại bị xử lý như thế nào?

1.1. Xử phạt hành chính

Dựa trên Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, vi phạm trong lĩnh vực truyền thông và viễn thông có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Điều này áp dụng cho các hành vi như cung cấp, trao đổi, tuyên truyền hoặc sử dụng thông tin số với mục đích đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, hoặc xúc phạm uy tín của tổ chức hoặc cá nhân khác.

Ngoài ra, theo Điều 7 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, hoặc bôi nhọ danh dự và nhân phẩm của người khác có thể bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng (trừ trường hợp có quy định khác tại Điều 21 và Điều 54 của Nghị định này).

Vì vậy, người vi phạm các quy định về quấy rối qua điện thoại có thể đối mặt với việc bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, tùy thuộc vào loại hành vi cụ thể để xử phạt hành chính. 

1.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự

Dựa vào tính chất và mức độ của vành vi quấy rối người, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015. Cụ thể như sau: 

- Tội làm nhục người khác, theo Điều 155 của Bộ luật Hình sự 2015: 

- Tội vu khống người khác, được quy định tại Điều 156 của Bộ luật Hình sự 2015:

Trong trường hợp có đủ cơ sở để xử lý hình sự, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án hình sư và khởi tố bị can đối với nghi phạm. Trong trường hợp vi phạm có dấu hiệu phạm tội hình sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, cơ quan công an ra quyết định xử phạt hành chính, đồng thời áp dụng một số biện pháp khác theo quy định của pháp luật buộc nghi phạm chấm dứt hành vi nêu trên.

2. Những câu hỏi liên quan đến vấn đề quấy rối người khác qua điện thoại

2.1. Bị công ty tài chính khủng bố điện thoại, phải làm gì?

Dựa vào khoản 15 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN quy định khi bị công ty tài chính quấy rối, người bị làm phiền có hai tùy chọn để xử lý tình huống như sau: 

- Người bị quấy rối có thể soạn Đơn khiếu nại và gửi cho công ty tài chính đã gây phiền, trong đó yêu cầu biện pháp thu hồi nợ, hoặc khiếu nại về việc đòi tiền cá nhân mặc dù tổ chức không có nghĩa vụ trả nợ;

- Người bị quấy rối cũng có thể gửi đơn tổ cáo tới cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng hoặc đến các Chi nhánh của Ngân hàng Nhà nước tại tỉnh, thành phố để kiến nghị giải quyết hành vi vi phạm pháp luật của công ty tài chính. Nếu công ty tài chính tiếp tục có hành vi sử dụng điện thoại hoặc các phương tiện viễn thông để quấy rối, xúc phạm, đe dọa tinh thần, người bị quấy rối cũng có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan Công an để tố cáo hành vi vi phạm và kịp thời ngăn chặn. 

Xem thêm bài viết: Bảo vệ danh dự cá nhân: Xử lý tội xúc phạm danh dự người khác

Bị công ty tài chính khủng bố điện thoại, phải làm gì?

2.2. Công ty tài chính có được khủng bố tin nhắn, điện thoại để đòi nợ không?

Theo quy định tại điểm đ, khoản 2 Điều 7 Thông tư 43/2016/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 18/2019/TT-NHNN, hành vi của các công ty tài chính gửi tin nhắn hoặc thực hiện cuộc gọi không cần thiết tới những người không có trách nhiệm phải trả nợ. Ví dụ như là người thân hoặc bạn bè của người vay, là vi phạm pháp luật quy định. Thêm vào đó, việc liên tục gọi điện thoại nhiều lần trong một ngày với mục đích đe dọa và ép buộc những người quen biết với người vay để họ trả nợ cũng bị xem là hành vi vi phạm pháp luật. 

2.3. Công ty tài chính làm phiền qua điện thoại bị xử lý thế nào?

Trong trường hợp vi phạm các quy định về biện pháp thu hồi nợ, bao gồm hành vi đe dọa, quấy rối hoặc thúc giục người quen của bên vay để thanh toán nợ thay mặt, công ty tài chính có thể bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính với khoản phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, theo quy định tại Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Cụ thể, việc vi phạm này có thể bao gồm:

Thông qua việc này, pháp luật quy định các biện pháp cụ thể để đảm bảo tính chính đáng và tôn trọng trong quá trình thu hồi nợ từ phía các công ty tài chính tránh tình trạng quấy rối người khác qua điện thoại.

3. Những biện pháp để không bị quấy rối qua điện thoại

Để ngăn chặn và xử lý khi bị quấy rối, bạn cần tuân theo các bước sau để không bị trở thành nạn nhân: 

- Kiểm tra thông tin thuê bao: Bước đầu tiên, hãy kiểm tra số điện thoại đang gọi hoặc gửi tin nhắn bằng cách sao chép và dán số vào ứng dụng Zalo để tìm hiểu thông tin về người sử dụng số điện thoại đó. Tuy rằng cách này có thể không hiệu quả nếu người đó không sử dụng Zalo hoặc có cấu hình riêng để không cho phép tìm kiếm;

- Liên hệ tổng đài ngân hàng hoặc cơ quan tín dụng: Nếu bạn bị đe dọa đòi nợ mà bạn không có khoản nợ nào, hãy giữ bình tĩnh và liên hệ với tổng đài ngân hàng hoặc cơ quan tín dụng để được hỗ trợ và xác minh thông tin;

- Báo cáo cho cơ quan chính quyền: Nếu sau khi thực hiện bước 1 và 2, bạn vẫn bị đe dọa và quấy rối, hãy ngay lập tức liên hệ với cơ quan chính quyền, đặc biệt là cơ quan Công an gần nhất để báo cáo về tình hình. Bạn cũng có thể liên hệ với cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước, để yêu cầu kiểm tra và xử lý hành vi vi phạm liên quan đến việc đôn đốc và thu hồi nợ;

- Chặn tin nhắn rác và cuộc gọi rác: Nếu bạn gặp vấn đề về tin nhắn rác hoặc cuộc gọi rác trên điện thoại, bạn có thể sử dụng dịch vụ của website VNCERT; - Trung tâm ứng cứu khẩn cấp không gian mạng, thuộc Cục An toàn Thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, để giải quyết vấn đề này mà không cần cài đặt thêm bất kỳ phần mềm nào.

Hãy nhớ rằng, theo quy định của Luật Viễn thông, các hành vi sử dụng điện thoại và phương tiện viễn thông để quấy rối, xúc phạm, xuyên tạc, hoặc làm nhục người khác là hành vi bị nghiêm cấm và có thể bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào mức độ nguy hiểm của hành vi đó.

4. Tìm luật sư tư vấn khi bị quấy rối qua điện thoại

Trên đây là những quy định pháp luật về việc xử lý vấn đề quấy rối qua điện thoại. Với đội ngũ Luật sư Ánh Ngọc, chúng tôi cung cấp dịch vụ hỗ trợ đa dạng bao gồm:

Nếu bạn đang đối mặt với vấn đề liên quan đến quấy rối qua điện thoại, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn về các khía cạnh pháp luật liên quan.

Xem thêm bài viết: Tội xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác thì xử lý thế nào?

Tìm luật sư tư vấn khi bị quấy rối qua điện thoại

Nếu cần giải quyết nhanh gọn, tham vấn các vấn đề liên quan vấn đề trên mạng xã hội, quý khách hàng tham khảo hãy liên hệ ngay tới Luật Ánh Ngọc để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ Quý khách hàng. 


Bài viết khác