1. Cá độ bóng đá là gì?
Thực tế, việc cá độ bóng đá là một hoạt động bị cấm theo quy định của nhà nước và được xem như một vấn đề xã hội nghiêm trọng. Cá độ bóng đá đơn giản là hành vi sử dụng tiền hoặc tài sản khác để đặt cược về kết quả của một trận đấu bóng đá đang diễn ra hoặc sắp diễn ra, mà chưa có kết quả cuối cùng. Đây là một hiện tượng phổ biến và gây ra nhiều vấn đề trong xã hội hiện nay. Cá độ bóng đá có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với người tham gia mà còn ảnh hưởng đến gia đình, người thân, và xã hội.
Nghiên cứu về lĩnh vực này dựa trên Nghị quyết số 01/2010/NQ-HĐTP và quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 1 của nghị quyết này, cũng như Điều 248 và Điều 249 của Bộ luật Hình sự 2015 quy định tội đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, "cá độ bóng đá", cá độ đua ngựa... Theo quy định này, một lần tham gia chơi số đề, cá độ bóng đá hoặc cá độ đua ngựa được hiểu là việc tham gia vào một cuộc đặt cược trong một lô đề, một trận bóng đá hoặc một cuộc đua ngựa, trong đó người tham gia có thể thực hiện nhiều đợt cá cược. Trách nhiệm hình sự đối với người chơi được xác định dựa trên tổng số tiền hoặc giá trị hiện vật sử dụng trong các đợt đặt cược đó. Do đó, việc cá độ bóng đá cũng được xem là hành vi đánh bạc và bị áp dụng các biện pháp xử phạt tương ứng.
Pháp luật cũng quy định rằng cá độ bóng đá là một hành vi đánh bạc trái phép và bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2, Điều 26 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể, việc đánh bạc trái phép bằng các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác, và cá cược bằng tiền hoặc dưới các hình thức khác trong các hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác đều bị xem là vi phạm pháp luật. Cho những vi phạm này, áp dụng mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Ngoài việc áp dụng các khoản phạt tiền, còn có khả năng thực hiện biện pháp xử phạt bổ sung như tịch thu tài sản, phương tiện vi phạm hành chính và tiền do vi phạm hành chính.
Xem thêm bài viết: Đá gà có bị bắt không? Đi xem đá gà có bị phạt không?
2. Các hình thức cá độ hiện nay
Các hình thức cá độ ngày nay đã trở nên đa dạng và phức tạp, tuy nhiên, chúng vẫn phân chia chủ yếu thành hai loại chính: cá độ trực tiếp và cá độ online.
- Cá độ trực tiếp là việc mọi người tham gia cá độ đặt cược trực tiếp tại một sự kiện thể thao hoặc trận đấu, đặt tiền hoặc tài sản và kết quả dự đoán dựa trên hiện trường, thông qua các người môi giới hoặc tổ chức cá cược.
- Còn cá độ bóng đá online thì người tham gia cá độ mở tài khoản trực tiếp trên các trang web chuyên dụng.
Ví dụ về các hình thức cá độ bao gồm:
- Ví dụ cá độ trực tiếp: Trong một trận đấu giữa Nhật Bản và Costa Rica tại bảng E của World Cup vào ngày 28/11/2022, tại các quán cà phê phát sóng trận đấu, người tham gia cá độ thường đặt cược trên kết quả tỷ số chung cuộc hoặc tỷ số của hiệp 1. Họ có thể cá độ về tỷ số 0-1 với hy vọng Nhật Bản sẽ giành chiến thắng. Kết quả của cuộc cá độ sẽ được xác định dựa trên kết quả thực tế của trận đấu, và người thua sẽ phải chia tiền cho người thắng;
- Ví dụ cá độ bóng đá online: Công an các tỉnh và thành phố như Bắc Ninh và Đà Nẵng đã thành công trong việc triệt phá các đường dây cá độ bóng đá và đánh bạc trực tuyến với tổng giá trị tiền cược lên đến gần 1.500 tỷ đồng vào tháng 11/2022. Các đối tượng tham gia cá độ trực tuyến thường đăng ký tài khoản trên các trang web cá độ và đặt cược khi có các trận đấu hoặc sự kiện thể thao diễn ra. Người dùng phải nạp tiền vào tài khoản cá độ của họ, và tiền sẽ được trừ hoặc cộng thêm vào tài khoản tùy theo kết quả của cuộc cá độ.
3. Cá độ bóng đá có bị bắt không?
Tuỳ vào tính chất mức độ, mà pháp luật quy định xử lý hành vi cá độ bóng đá, cụ thể như sau:
3.1. Xử phạt vi phạm hành chính người cá độ bóng đá
Việc cá độ bóng đá được coi là một hình thức đánh bạc trái phép và có thể dẫn đến xử phạt hành chính hoặc trách nhiệm hình sự theo Tội đánh bạc mà phát luật quy định.
Khi cá độ bóng đá với mức cược thấp (dưới 5.000.000 đồng), người tham gia có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định các khoản phạt tiền sau đây:
- Đánh bạc trái phép bằng nhiều hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác, với mục đích thắng bằng tiền, tài sản hoặc hiện vật;
- Tham gia vào các hoạt động đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử quy định trái phép;
- Tham gia cá cược trái phép trong các sự kiện thi đấu thể thao, giải trí hoặc hoạt động khác.
Do đó, việc cá độ bóng đá với mức cược thấp sẽ dẫn đến mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.
Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị tịch thu các tài sản, phương tiện, và tiền thu được từ hoạt động cá độ bóng đá.
3.2. Xử lý hình sự với người cá độ bóng đá
Để ngăn chặn việc cá độ bóng đá, pháp luật hình sự đã thiết lập các mức phạt nghiêm khắc. Theo quy định, cá độ bóng đá với số tiền từ 5.000.000 triệu đồng trở lên, hoặc dưới 5.000.000 đồng nhưng trong một số trường hợp được Bộ luật Hình sự quy định, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 321 của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017.
Cụ thể, các mức phạt áp dụng cho tội này bao gồm:
Khung 01:
- Phạt tiền từ 20 triệu đến 100 triệu đồng;
- Phạt cải tạo không giam giữ trong khoảng 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm với hành vi đánh bạc trái phép, bất kể hình thức nào, nếu giá trị cược là từ 05 triệu đến dưới 50 triệu đồng;
- Phạt dưới 05 triệu đồng nếu:
- Người vi phạm đã bị xử phạt hành chính về hành vi này;
- Người vi phạm đã bị kết án về tội này hoặc tội tổ chức đánh bạc/gá bạc, và án tích của họ chưa được xóa bỏ mà họ tiếp tục vi phạm.
Khung 02:
- Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm nếu vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hành vi có tính chất chuyên nghiệp;
- Giá trị tiền hoặc hiện vật sử dụng đánh bạc là 50 triệu đồng trở lên;
- Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử để phạm tội;
- Tái phạm nguy hiểm.
- Ngoài những khoản phạt chính, người vi phạm còn có thể bị áp dụng phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng.
Như vậy, nếu thực hiện cá độ bóng đá với số tiền từ 05 triệu đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 05 triệu đồng nhưng có lịch sử bị xử phạt hành chính hoặc kết án liên quan đến cờ bạc, người cá độ có thể phải đối diện với mức phạt tù lên đến 03 năm. Trong trường hợp cá độ được tổ chức hoặc tiền cược trị giá từ 50 triệu đồng trở lên, hoặc cá độ trực tuyến thông qua các trang web cá độ trực tuyến, họ có thể bị phạt tù lên đến 07 năm.
Xem thêm bài viết: Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi chơi đá gà có cá cược không?
4. Có trường hợp nào cá độ bóng đá được xem như là hợp pháp không?
Căn cứ theo Nghị định số 06/2017/NĐ-CP, được Chính phủ ban hành vào ngày 24/01/2017, sau đó được sửa đổi vào năm 2019. Nghị định này thực hiện thí điểm cho phép cá cược bóng đá quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể cá độ bóng đá hợp pháp cần phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
Có một số điều kiện quan trọng, trong đó điều kiện cơ bản bao gồm:
- Độ tuổi: Người cá độ phải đủ 21 tuổi trở lên;
- Doanh nghiệp có Giấy phép: Tham gia cá độ trong doanh nghiệp có Giấy phép kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế;
- Giải đấu có trong danh sách: Chỉ được cá cược trên các giải đấu được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố trong danh sách cho phép.
Tuy nhiên, quy định trong Nghị định này chỉ cho phép một doanh nghiệp duy nhất được thí điểm kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế. Hiện tại, vẫn chưa có thông tin cụ thể về doanh nghiệp nào đã được cấp Giấy phép để tham gia hoạt động này.
Nhìn chung, việc cá độ bóng đá hiện vẫn chưa phù hợp với quy định, và việc xử lý vi phạm sẽ tùy thuộc vào tính chất, mức độ, và giá trị tài sản được đặt cược. Tuy nhiên, trong tương lai, khi Chính phủ chính thức phê duyệt và cấp phép cho hoạt động kinh doanh đặt cược bóng đá quốc tế, thì hoạt động cá cược này sẽ hoàn toàn hợp pháp và được quy định trong khuôn khổ pháp luật.
5. Tổ chức đánh bạc nhỏ lẻ có vi phạm pháp luật hay không?
Theo quy định Điều 28 của Nghị định 144/2021/NĐ-CP, các hành vi tổ chức đánh bạc sau đây sẽ bị xử phạt mức tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, cụ thể:
- Rủ rê, lôi kéo, tụ tập người khác để tham gia vào hoạt động đánh bạc trái phép;
- Sử dụng nhà, chỗ ở, phương tiện, hoặc địa điểm khác của mình hoặc quản lý để tổ chức hoạt động đánh bạc trái phép;
- Đặt máy đánh bạc hoặc trò chơi điện tử trái phép;
- Tổ chức các hoạt động cá cược ăn tiền mà vi phạm pháp luật.
Ngoài các khoản phạt tiền, còn áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung, bao gồm:
- Tịch thu tang vật và phương tiện vi phạm hành chính đối với những hành vi quy định tại các điểm b, c và d của khoản 4;
- Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính theo các khoản 4;
- Biện pháp khắc phục hậu quả, bao gồm buộc nộp lại số lợi ích bất hợp pháp có được từ việc vi phạm quy định tại các điểm b, c và d của khoản 4.
Xem thêm bài viết: Tội chứa chấp đánh bạc thì bị xử lý như thế nào?
Vấn đề “Tổ chức cá độ bóng đá đi tù bao nhiêu năm?“ đã được Luật Ánh Ngọc giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống Luật Ánh Ngọc chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới vấn đề quý khách đang gặp phải. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại của Quý khách.