Luật Ánh Ngọc

Thu hồi Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất

Pháp lý doanh nghiệp | 2024-03-16 14:03:39

1. Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất là gì?

Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất được hiểu là một loại giấy tờ pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân/ tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện về hoạt động hành nghề khoan nước dưới đất trước khi đi vào tiến hành hoạt động.

(Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 40/2014/TT-BTNMT).

Thời hạn của giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất là 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn là 03 năm.

2. Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất bị thu hồi trong những trường hợp nào?

Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất bị thu hồi trong những trường hợp nào?

 

Theo quy định của pháp luật hiện hành (Thông tư 40/2014/TT-BTNMT), việc thu hồi giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

  1. Chủ giấy phép bị phát hiện giả mạo tài liệu, kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung của giấy phép.
  2. Tổ chức là chủ giấy phép bị giải thể hoặc bị tòa án tuyên bố phá sản.
  3. Chủ giấy phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép, tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần các quy định của giấy phép.
  4. Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền.
  5. Giấy phép đã được cấp nhưng chủ giấy phép không thực hiện nghĩa vụ tài chính và không nhận giấy phép.

3. Thẩm quyền thu hồi Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất

Căn cứ Điều 11 Thông tư 40/2014/TT-BTNMT quy định như sau:

"Điều 11. Thẩm quyền cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại, đình chỉ hiệu lực, thu hồi giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại, đình chỉ hiệu lực, thu hồi giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này.

2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) cấp, gia hạn, điều chỉnh nội dung, cấp lại, đình chỉ hiệu lực, thu hồi giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 5 của Thông tư này đối với các tổ chức, cá nhân có địa chỉ thường trú trên địa bàn".

 => Do vậy, 02 cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất bao gồm:

  1. Bộ Tài nguyên và Môi trường: Thực hiện thu hồi giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô lớn.
  2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh): Thực hiện thu hồi giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất quy mô vừa và nhỏ đối với các tổ chức, cá nhân có địa chỉ thường trú trên địa bàn.

4. Sau khi bị thu hồi Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất, chủ giấy phép có được cấp Giấy phép mới để hoạt động không?

Theo quy định của pháp luật, có 02 trường hợp cần lưu ý:

Trường hợp 01: Chủ giấy phép bị thu hồi giấy phép do "Chủ giấy phép bị phát hiện giả mạo tài liệu, kê khai không trung thực các nội dung trong hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung của giấy phép" hoặc "Chủ giấy phép vi phạm quyết định đình chỉ hiệu lực của giấy phép, tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần các quy định của giấy phép" -> chủ giấy phép chỉ được xem xét cấp giấy phép mới sau 3 năm kể từ ngày giấy phép bị thu hồi sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến việc thu hồi giấy phép cũ.

- Trường hợp 02: Chủ giấy phép bị thu hồi giấy phép vì lý do "Giấy phép được cấp không đúng thẩm quyền" -> cơ quan có thẩm quyền cấp phép xem xét việc cấp giấy phép mới.

=> Do vậy, sau khi được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất mới, chủ thể kinh doanh được thực hiện hoạt động khoan nước dưới đất theo đúng quy định của pháp luật.

5. Mức phạt vi phạm quy định về hành nghề khoan nước dưới đất

Mức phạt vi phạm quy định về hành nghề khoan nước dưới đất

Tình huống pháp lý: Mặc dù chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép đối với hoạt động thăm dò nước dưới đất đối với công trình gồm 01 giếng khoan dưới đất, nhưng Công ty cổ phần B đã tiến hành hoạt động khai thác, cụ thể cách đây 3 tháng, công ty tiến hành tổ chức hoạt động thăm dò tại huyện A tỉnh X. Hành vi này của Công ty có bị xử phạt vi phạm hành chính không?

Tùy theo mức độ và lĩnh vực vi phạm khác nhau, pháp luật đã quy định mức phạt tương ứng như sau:

* Cá nhân/ tổ chức thuộc trường hợp phải đăng ký mà không thực hiện đăng ký theo quy định => Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 500.000 đồng.

* Phạt tiền từ20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:

=> Như vậy, mức phạt vi phạm quy định về hành nghề khoan nước dưới đất có thể lên đến 60.000.000 đồng với cá nhân và 120.000.000 đồng với tổ chức.

* Trong trường hợp hành vi vi phạm của cá nhân/ tổ chức thuộc các trường hợp tại Khoản 8, Khoản 9 Điều 11 Nghị định 36/2020/NĐ-CP thì phải thi hành các hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

Các quy định về hình thức xử phạt bổ sung, các quy định về biện pháp khắc phục hậu quá của các hành vi vi phạm quy định về hành nghề khoan nước dưới đất:

* Giải quyết tình huống:

- Theo như tình huống trên, công ty cổ phần B đã hành nghề khoan nước dưới đất trong trường hợp chưa có giấy phép => do đó công ty Cổ phần B phải chịu hình phạt chính là phạt tiền.

Mức phạt được quy định như sau: "Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm 01 giếng khoan". 

Mức phạt tiền từ 2.000.000 - 5.000.000 triệu đồng được áp dụng đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép đối với công trình gồm 01 giếng khoan của Công ty B sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Xét tính chất của hành vi thăm dò nước dưới đất không có giấy phép công ty B không có tính tăng nặng hoặc giảm nhẹ nên mức phạt trung bình là: (4.000.000 + 10.000.000)/2 = 7.000.000 đồng.

- Ngoài ra, công ty cổ phần B còn buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm và thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước đối với các hành vi vi phạm mà gây ô nhiễm, suy giảm chất lượng và số lượng nguồn nước.

Luật Ánh Ngọc đã cung cấp các thông tin về Giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất để Quý khách hàng có cái nhìn tổng quan nhất. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới chúng tôi thông qua các phương tiện sau


Bài viết khác