Luật Ánh Ngọc

Tự chủ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Pháp lý doanh nghiệp | 2024-03-19 12:06:18

1. Cơ sở pháp lý

2. Hoạt động giáo dục nghề nghiệp là gì?

   Để tìm hiểu về vấn đề này, trước hết Quý khách hàng cần tìm hiểu các khái niệm sau:

   Giáo dục nghề nghiệp là một bậc học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động, đáp ứng nhu cầu nhân lực trực tiếp trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, được thực hiện theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên.

   Qua khái niệm trên, chúng ta có thể thấy Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học trình độ cao hơn.

3. Thế nào là tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo theo quy định của pháp luật?

 

Thế nào là tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo theo quy định của pháp luật?

3.1. Điều kiện cho phép tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp khi có quyết định giao quyền tự chủ tài chính của cơ quan có thẩm quyền được tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo (không bao gồm các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sức khỏe, an ninh, quốc phòng) khi đáp ứng điều kiện sau đây:

     Và các yêu cầu sau đây:

3.2. Mẫu quyết định tự chủ mở ngành, nghề đào tạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện nay, mẫu quyết định tự chủ mở ngành, nghề đào tạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp được quy định tại Mẫu số 03 Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 24/2022/NĐ-CP.

Để được tìm hiểu chi tiết hay mong muốn được cung cấp mẫu quyết định tự chủ mở ngành, nghề đào tạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới số điện thoại 0878.548.558 hoặc email lienhe@luatanhngoc.vn để được hướng dẫn chi tiết.

3.3. Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo khi không đáp ứng các điều kiện, yêu cầu luật định bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Pháp luật quy định như sau:

"Vi phạm quy định về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp, tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo; đăng ký hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài, tự chủ liên kết đào tạo với nước ngoài
...
9. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo, tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài khi không đủ điều kiện tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo, tự chủ quyết định liên kết đào tạo với nước ngoài".

=> Do vậy, hành vi tự chủ quyết định mở ngành, nghề đào tạo khi không đủ điều kiện tự chủ có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

4. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp 

4.1. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với đào tạo trình độ sơ cấp 

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

4.2. Điều kiện cấp chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với đào tạo trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng

 

 Điều kiện cấp chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với đào tạo trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng

Đối với hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với đào tạo trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng, điều kiện cấp Giấy chứng nhận chặt chẽ và phức tạp hơn. Theo quy định pháp luật hiện hành, cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

* Thứ nhất, Các ngành, nghề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp có trong danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành; phù hợp với cơ cấu ngành, nghề, trình độ đào tạo và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phương.

       Trường hợp tên ngành, nghề đào tạo chưa có trong danh mục ngành, nghề đào tạo trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, trường trung cấp, trường cao đẳng và cơ sở giáo dục đại học phải trình bày luận cứ khoa học về ngành, nghề đào tạo mới; xây dựng bản mô tả ngành, nghề và phân tích công việc của ngành, nghề đó.

* Thứ hai, Có cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo phù hợp với ngành, nghề, quy mô và trình độ đào tạo, cụ thể:

       + Có phòng học; phòng thí nghiệm; phòng, xưởng thực hành, thực tập; cơ sở sản xuất thử nghiệm đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học theo chương trình đào tạo, quy mô đào tạo của từng ngành, nghề. Diện tích phòng học lý thuyết; phòng, xưởng thực hành, thực tập dùng cho học tập, giảng dạy bảo đảm ở mức bình quân ít nhất là 5,5 m2/chỗ học.

       + Có đủ thiết bị đào tạo của từng ngành, nghề đào tạo đáp ứng theo danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Trường hợp Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chưa ban hành danh mục và tiêu chuẩn thiết bị tối thiểu của ngành, nghề đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp thì phải bảo đảm đủ thiết bị đào tạo theo quy định trong chương trình đào tạo và tương ứng với quy mô đào tạo của ngành, nghề đăng ký hoạt động.

       + Có thư viện với các phần mềm và trang thiết bị phục vụ cho việc mượn, tra cứu, nghiên cứu tài liệu; có đủ nguồn thông tin tư liệu như sách, giáo trình, bài giảng của các mô đun, tín chỉ, học phần, môn học, các tài liệu liên quan đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập.

      + Có đủ phòng làm việc, khu hành chính và khu hiệu bộ, bảo đảm đáp ứng cơ cấu tổ chức phòng, khoa, bộ môn chuyên môn, bảo đảm diện tích ít nhất là 06 m2/người đối với đào tạo trình độ trung cấp và 08 m2/người đối với đào tạo trình độ cao đẳng.

       + Có các công trình xây dựng phục vụ hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí và các công trình y tế, dịch vụ để phục vụ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên.

* Thứ ba, Có đủ chương trình, giáo trình đào tạo của từng ngành, nghề đăng ký hoạt động được xây dựng, thẩm định, ban hành theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

* Thứ tư, Có đội ngũ giáo viên, giảng viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, phù hợp với cơ cấu ngành, nghề và trình độ đào tạo; đạt tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề và nghiệp vụ sư phạm theo quy định của pháp luật; bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình đào tạo, trong đó:

      + Tỷ lệ học sinh, sinh viên/giáo viên, giảng viên tối đa là 25. Có số lượng giáo viên, giảng viên cơ hữu đảm bảo đảm nhận tối thiểu là 60% chương trình của mỗi ngành nghề đào tạo.

      + Giáo viên, giảng viên là người nước ngoài giảng dạy tại các trường trung cấp, trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các quy định về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam.

5. Trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp 

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận được thực hiện theo trình tự sau đây:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Doanh nghiệp chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, bao gồm các loại giấy tờ sau đây:

  1. Văn bản đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
  2. Báo cáo đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.
  3. Bản sao quyết định thành lập, cho phép thành lập trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên

       Trường hợp đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh, thành phố khác với nơi đặt trụ sở chính => doanh nghiệp chuẩn bị bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, khách hàng nộp hồ sơ tới cơ quan tiếp nhận hồ sơ.

* Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp?

  1. Tổng cục Dạy nghề cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng, cơ sở giáo dục đại học.
  2. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp.

* Hình thức nộp hồ sơ?

Cơ sở đăng ký có thể gửi hồ sơ đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp theo quy định trên đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông qua các hình thức:

       + Nộp hồ sơ online thông qua Cổng dịch vụ công trực tuyến.

       + Nộp hồ sơ qua Bưu chính.

       + Nộp hồ sơ trực tiếp.

 

Trình tự thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp 

 

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp

Tùy thuộc vào hình thức tổ chức giáo dục nghề nghiệp khác nhau, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp cho cơ sở đăng ký cũng khác nhau.

* Đối với trường cao đẳng

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ => Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thẩm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Trường hợp không cấp giấy chứng nhận thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

- Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cấp giấy chứng nhận => Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp thực hiện công khai giấy chứng nhận trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình, cập nhật cơ sở dữ liệu về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và gửi giấy chứng nhận đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi trường cao đẳng tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

* Đối với trường trung cấp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và doanh nghiệp

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ => Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thẩm tra hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện công khai giấy chứng nhận trên trang thông tin điện tử của cơ quan mình, cập nhật cơ sở dữ liệu về đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp và gửi giấy chứng nhận đến Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp để theo dõi, quản lý.

Bài viết trên đã cung cấp các thông tin chi tiết, nếu trong quá trình tham khảo gặp các vấn đề thắc mắc, Quý khách hàng vui lòng liên hệ  Luật Ánh Ngọc để được hỗ trợ chi tiết


Bài viết khác