Luật Ánh Ngọc

Hồ sơ, thủ tục thay đổi vốn điều lệ trong công ty cổ phần

Pháp lý doanh nghiệp | 2024-10-07 16:28:13

Tình huống pháp lý: Do chuyển ra nước ngoài sinh sống, ông X thực hiện việc chuyển nhượng cổ phần của mình cho các cổ đông hiện hữu trong công ty A. Công ty đã mua lại cổ phần của ông X. Do đó nên vốn điều lệ công ty A giảm đi 02 tỷ. Vậy công ty A cần chuẩn hồ sơ bao gồm những giấy tờ gì để giảm vốn điều lệ công ty cổ phần? Mong được giải đáp.

1. Vốn điều lệ và thay đổi vốn điều lệ trong công ty cổ phần

- Vốn điều lệ của công ty cổ phần được hiểu là tổng giá trị mệnh giá cổ phần các loại đã được đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty. Theo đó, vốn điều lệ của công ty cổ phần tại thời điểm đăng ký sẽ là vốn điều lệ của công ty khi các cổ đông góp đủ vốn trong thời hạn góp vốn.

- Trong quá trình hoạt động kinh doanh với những biến động, vốn điều lệ của công ty có thể được thay đổi. Khi thay đổi vốn điều lệ, công ty phải thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp với cơ quan có thẩm quyền.

- Thay đổi vốn điều lệ trong công ty cổ phần được thể hiện theo 02 cách, có thể là tăng lên hoặc giảm đi.

+ Tăng vốn điều lệ trong công ty được thực hiện bằng các hình thức sau: 

+ Giảm vốn điều lệ được thực hiện bằng các hình thức sau:

(Khoản 5 Điều 112 Luật Doanh nghiệp 2020)

2. Hồ sơ, thủ tục tăng vốn điều lệ của công ty cổ phần

Doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ và nộp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Hồ sơ thực hiện bao gồm các loại giấy tờ sau:

Trình tự thủ tục thực hiện:

Bước 1: Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh: tăng vốn điều lệ

Các cổ đông sẽ thống nhất phương án tăng vốn điều lệ trước khi quyết định tăng vốn.

Bước 2: Thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ công ty

         Trường hợp từ chối thay đổi (do hồ sơ không hợp lệ) phải trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp.

Bước 3: Công bố thông tin thay đổi vốn điều lệ công ty lên Cổng thông tin quốc gia

Bước 4: Thực hiện nộp bổ sung thuế môn bài khi tăng vốn điều lệ

Trường hợp việc thay đổi điều chỉnh tăng vốn điều lệ của doanh nghiệp làm tăng mức thuế môn bài doanh nghiệp phải nộp thì doanh nghiệp cần thực hiện thủ tục sau đây:

         Theo quy định pháp luật trường hợp người nộp thuế khi có sự thay đổi các yếu tố liên quan đến căn cứ tính thuế làm thay đổi số thuế môn bài phải nộp của năm tiếp theo thì phải tiến hành nộp hồ sơ khai thuế môn bài cho năm tiếp theo, thời hạn khai thuế chậm nhất là vào ngày 31/12 của năm có sự thay đổi đó.

Bước 5: Hoàn thành góp vốn khi tăng vốn điều lệ công ty

Cổ đông công ty phải chịu trách nhiệm với số vốn góp tăng lên và có nghĩa vụ góp đủ số vốn tăng trong thời gian 90 ngày tính từ ngày được cấp giấy chứng nhận thay đổi đăng ký kinh doanh với nội dung tăng vốn điều lệ công ty.

3. Hồ sơ, thủ tục giảm vốn điều lệ của công ty cổ phần

Hồ sơ giảm vốn điều lệ bao gồm:

Bước 1: Thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh: Giảm vốn điều lệ công ty cổ phần

Các cổ đông sẽ thống nhất phương án giảm vốn điều lệ trước khi quyết định giảm vốn.

Bước 2: Thực hiện đăng ký thay đổi vốn điều lệ

         Trường hợp từ chối thay đổi phải trả lời bằng văn bản cho doanh nghiệp.

Bước 3: Công bố thông tin thay đổi giảm vốn điều lệ trên Cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia trong vòng 30 ngày kể từ ngày thay đổi.

Bước 4: Trường hợp việc giảm vốn điều lệ làm giảm mức thuế môn bài, doanh nghiệp phải nộp tờ khai thuế môn bài bổ sung chậm nhất là ngày 30 tháng 01 năm sau (Theo Điểm a Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 126/2020 NĐ-CP).

Lưu ý: Công ty cổ phần cần phải cam kết bảo đảm thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác khi giảm vốn điều lệ bởi việc giảm vốn điều lệ đã gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc thanh toán các nghĩa vụ tài chính của công ty cổ phần.

4. Không đăng ký thay đổi vốn điều lệ bị xử phạt như thế nào?

Theo quy định tại Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, mức xử phạt được áp dụng như sau: 

- Cảnh cáo đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày.

- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 11 ngày đến 30 ngày.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 31 ngày đến 90 ngày.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này trong trường hợp chưa đăng ký thay đổi theo quy định;

+ Buộc đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 Điều này.

Việc thay đổi vốn điều lệ trong công ty cổ phần là một quá trình phức tạp và đòi hỏi sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, Luật Ánh Ngọc sẽ giúp Qúy khách hàng thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả.


Bài viết khác