Luật Ánh Ngọc

Trường hơp chấm dứt Giấy phép thăm dò khoáng sản? Có cấp lại không?

Pháp lý doanh nghiệp | 2024-03-16 13:58:32

1. Giấy phép thăm dò khoáng sản là gì?

 

Giấy phép thăm dò khoáng sản 

Thăm dò khoáng sản là hoạt động nhằm xác định trữ lượng, chất lượng khoáng sản và các thông tin khác phục vụ khai thác khoáng sản, được thực hiện bởi các tổ chức/ cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật.

Cá nhân/ tổ chức trước khi đi vào thực hiện thăm dò khoáng sản phải thực hiện thủ tục cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản. Do đó, có thể hiểu Giấy phép thăm dò khoáng sản là chứng thư pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện khai thác, sử dụng khoáng sản trong khuôn khổ pháp luật.

2. Mẫu đơn đề nghị cấp phép thăm dò khoáng sản

Luật Ánh Ngọc xin cung cấp cho Quý khách hàng Mẫu đơn đề nghị cấp phép thăm dò khoáng sản dưới đây:

Mẫu đơn đề nghị cấp phép thăm dò khoáng sản

3. Giấy phép thăm dò khoáng sản bị thu hồi trong trường hợp nào? 

Theo quy định của Luật Khoáng sản 2010, giấy phép thăm dò khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

* Thứ nhất: Sau 06 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản không tiến hành thăm dò, trừ trường hợp bất khả kháng.

Trường hợp bất khả kháng là yếu tố được xác định chủ yếu về miễn trừ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức theo luật định. Quy định loại trừ này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, tổ chức trong những trường hợp không mong muốn, trong hoàn cảnh khach quan tác động xâm phạm đến quyền, nghĩa vụ của chủ thể.

Vậy trường hợp bất khả kháng trong trường hợp này được xác định như sau: "Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan, không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép". Ví dụ: bão lụt, dịch covid19,...

* Thứ hai: Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 2 Điều 42 Luật Khoáng sản 2010 mà không khắc phục trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản có thông báo bằng văn bản. 

* Quy định tại Khoản 2 Điều 42 Luật Khoáng sản 2010 quy định như sau:

"2. Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản có các nghĩa vụ sau đây:

a) Nộp lệ phí cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

b) Thực hiện đúng Giấy phép thăm dò khoáng sản, đề án thăm dò khoáng sản đã được chấp thuận;

c) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xem xét, chấp thuận trong trường hợp thay đổi phương pháp thăm dò hoặc thay đổi khối lượng thăm dò có chi phí lớn hơn 10% dự toán;

d) Bồi thường thiệt hại do hoạt động thăm dò gây ra;

đ) Thông báo kế hoạch thăm dò cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi thăm dò khoáng sản trước khi thực hiện;

e) Thu thập, lưu giữ thông tin về khoáng sản và báo cáo kết quả thăm dò khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản; báo cáo các hoạt động khác cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật".

4. Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực trong trường hợp nào? 

Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:

 

Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực trong trường hợp nào? 

5. Thẩm quyền thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản

Theo Khoản 3 Điều 82 Luật Khoáng sản 2010 quy định như sau:

'Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản nào thì có quyền gia hạn, thu hồi, chấp thuận trả lại loại giấy phép đó; chấp thuận trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản; chấp thuận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản'.

Do vậy, thẩm quyền thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản thuộc về các cơ quan sau:

  1. Bộ Tài nguyên và Môi trường thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản không thuộc trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
  2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thu hồi Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; Giấy phép khai thác tận thu khoáng sản.

6. Hậu quả pháp lý của chủ giấy phép sau khi Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực

6.1. Hậu quả pháp lý

Theo quy định của pháp luật hiện nay, trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực theo quy định pháp luật, chủ giấy phép phải chịu các hậu quả pháp lý sau:

Lưu ý:

Trong trường hợp tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản đang đề nghị gia hạn Giấy phép thăm dò khoáng sản hoặc cấp Giấy phép khai thác khoáng sản -> cơ quan nhà nước không áp dụng quy định về hậu quả pháp lý này cho chủ giấy phép.

6.2. Chủ giấy phép có được cấp lại giấy phép không?

Trong trường hợp Giấy phép thăm dò khoáng sản chấm dứt hiệu lực, nếu cá nhân/ tổ chức đang có yêu cầu đề nghị gia hạn hoặc đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản để thực hiện kinh doanh của mình.

7. Giấy phép thăm dò khoáng sản có thời hạn trong bao lâu?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 41 Luật Khoáng sản 2010 quy định về Giấy phép thăm dò khoáng sản như sau:

"2. Giấy phép thăm dò khoáng sản có thời hạn không quá 48 tháng và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 48 tháng; mỗi lần gia hạn, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải trả lại ít nhất 30% diện tích khu vực thăm dò khoáng sản theo giấy phép đã cấp.
Thời hạn thăm dò khoáng sản bao gồm thời gian thực hiện đề án thăm dò khoáng sản, thời gian trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản và thời gian lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản; trường hợp chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn thăm dò là thời gian còn lại của Giấy phép thăm dò khoáng sản đã cấp trước đó."

Như vậy, theo quy định của pháp luật nêu trên, Giấy phép thăm dò khoáng sản có thời hạn không quá 48 tháng và có thể được gia hạn nhiều lần, nhưng tổng thời gian gia hạn không quá 48 tháng; mỗi lần gia hạn, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản phải trả lại ít nhất 30% diện tích khu vực thăm dò khoáng sản theo giấy phép đã cấp.

Thời hạn thăm dò khoáng sản theo quy định trên bao gồm thời gian thực hiện đề án thăm dò khoáng sản, thời gian trình phê duyệt trữ lượng khoáng sản và thời gian lập dự án đầu tư khai thác khoáng sản; trường hợp chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản cho tổ chức, cá nhân khác thì thời hạn thăm dò là thời gian còn lại của Giấy phép thăm dò khoáng sản đã cấp trước đó.

Trên đây là những thông tin tư vấn về Giấy phép thăm dò khoáng sản mà Luật Ánh Ngọc chia sẻ tới Quý khách hàng. Nếu gặp các vấn đề thắc mắc khó khăn hay cần sử dụng các dịch vụ tư vấn pháp lý, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới chúng tôi thông qua các phương tiện sau đây


Bài viết khác