Quy định về điều kiện và thủ tục kinh doanh nhà thuốc, quầy thuốc hiện nay khá phức tạp và nghiêm ngặt. Vậy điều kiện để mở tiệm thuốc là gì? Hãy cùng Luật Ánh Ngọc tìm hiểu các thông tin trong bài viết dưới đây.
1. Cơ sở pháp lý
- Luật Dược 2016
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật dược.
2. Điều kiện mở nhà thuốc, quầy thuốc
* Theo quy định của pháp luật hiện hành, để được kinh doanh nhà thuốc, quầy thuốc thì cơ sở kinh doanh cần phải thực hiện hai thủ tục sau đây:
- Thứ nhất: Đăng ký hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp.
- Thứ hai: Xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
Điều kiện mở nhà thuốc, quầy thuốc là gì?
Để mở hiệu thuốc, Qúy khách hàng cần chắc chắn rằng mình đủ điều kiện và có nguyện vọng mở loại hình kinh doanh nào (nhà thuốc hay quầy thuốc). Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc được quy định tại Điều 18Luật Dược 2016khác nhau ở 02 loại hình dưới đây:
2.1. Các điều kiện để mở nhà thuốc
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là bằng dược sỹ) và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.
2.2. Các điều kiện để mở quầy thuốc
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có bằng tốt nghiệp ngành dược từ trung cấp trở lên và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
3. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược với nhà thuốc, quầy thuốc
- Điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự: phải có địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự đáp ứng Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc; đối với cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 69 Luật Dược 2016.
- Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc, quầy thuốc phải có Chứng chỉ hành nghề dược phù hợp theo quy định.
4. Thủ tục thực hiện kinh doanh nhà thuốc, quầy thuốc
Có 02 thủ tục mà người kinh doanh cần phải thực hiện:
4.1. Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh hoặc doanh nghiệp kinh doanh dược
Tùy thuộc vào khả năng và nhu cầu của người kinh doanh, khách hàng có thể lựa chọn các loại hình doanh nghiệp khác nhau để thực hiện kinh doanh dược:
- Hộ kinh doanh
- Doanh nghiệp (công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh).
Đối với mỗi loại hình kinh doanh, hồ sơ và thủ tục thực hiện khác nhau. Trong quá trình thực hiện, Quý khách hàng gặp khó khăn, vướng mắc và muốn được hỗ trợ, tư vấn, vui lòng hãy liên hệ tới Luật Ánh Ngọc để được giải quyết. Luật Ánh Ngọc cam kết thực hiện nhanh nhất và chính xác nhất với chi phí thực hiện trọn gói ưu đãi nhất!
4.2. Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược của nhà thuốc, quầy thuốc
Thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược được thực hiện theo các bước sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật
* Hồ sơ đề nghị bao gồm các loại giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược (theo mẫu);
- Tài liệu và địa điểm, khu vực bảo quản, trang thiết bị bảo quản, tài liệu chuyên môn kỹ thuật và nhân sự theo nguyên tắc Thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc;
- Bản sao có công chứng, chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu pháp lý chứng minh việc thành lập cơ sở;
- Bản sao có công chứng, chứng thực Chứng chỉ hành nghề dược.
* Sau khi chuẩn bị 01 bản hồ sơ, cơ sở kinh doanh nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Sở Y tế nơi cơ sở kinh doanh đặt trụ sở kinh doanh.
- Hình thức nộp: Trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh dược
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước trả cho Cơ sở kinh doanh đề nghị Phiếu tiếp nhận hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
Bước 3: Thẩm định hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược và thẩm định thực tế
- Sau khi xem xét tính hợp lệ của hồ sơ, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
- Thời hạn cấp: 30 ngày, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ đối với trường hợp cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự đã được kiểm tra, đánh giá đáp ứng Thực hành tốt phù hợp với phạm vi kinh doanh, không phải tổ chức đánh giá thực tế tại cơ sở đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ, trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày ghi trên Phiếu tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có văn bản gửi cơ sở đề nghị, trong đó phải nêu cụ thể các tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung => xét tính hợp lệ => cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược theo quy định pháp luật.
Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược
- Cơ quan Nhà nước Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược cho cơ sở kinh doanh.
- Thời hạn làm việc: 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc đánh giá thực tế đối với trường hợp không có yêu cầu, khắc phục, sửa chữa.
Bước 5: Cập nhật thông tin
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố, cập nhật trên Cổng thông tin điện tử của đơn vị bao gồm các thông tin sau:
- Tên, địa chỉ cơ sở được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
- Họ tên người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược, số Chứng chỉ hành nghề dược;
- Số Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
5. Các loại thuế mà cơ sở kinh doanh nhà thuốc, quầy thuốc phải nộp
* Đối với loại hộ kinh doanh, hộ kinh doanh cá thể phải nộp 3 loại thuế chính:
+ Thuế môn bài nộp theo mức thu nhập tháng:
Bậc thuế | Doanh thu bình quân năm | Mức thuế môn bài cả năm |
1 | Trên 500.000.000 đồng | 1.000.000 |
2 | Trên 300.000.000 đến 500.000.000 đồng | 500.000 |
3 | Trên 100.000.000 đến 300.000.000 đồng | 300.000 |
+ Thuế thu nhập cá nhân:
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân = tỷ lệ thu nhập chịu thuế tính trên doanh thu của Cục thuế ban hành x doanh thu.
+ Thuế giá trị gia tăng căn cứ theo doanh thu hàng năm:
Thuế khoán thuế GTGT = biểu giá trị gia tăng trên doanh thu của Cục thuế ban hành x doanh thu x thuế suất thuế GTGT.
Dưới hình thức hộ kinh doanh, Quý khách hàng có thể nộp thuế thu nhập cá nhân và thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khoán nếu doanh thu của cơ sở kinh doanh trên 100 triệu / năm. Nếu mức doanh thu của bạn từ 100 triệu đồng/năm trở xuống thì bạn sẽ không phải nộp hai loại thuế này.
* Đối với loại hình doanh nghiệp, các loại thuế chính có thể phải nộp bao gồm:
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập miễn thuế – Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định.
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – Chi Phí được trừ + Thu nhập khác.
+ Thuế giá trị gia tăng
Thủ tục thực hiện kinh doanh nhà thuốc, hiệu thuốc theo quy định của pháp luật nay khá rườm rà và khó khăn đối với người kinh doanh dược. Vì thế trong quá trình tham khảo bài viết, Quý khách hàng có các vấn đề cần trao đổi hoặc muốn nhận sự hỗ trợ thực hiện các dịch vụ pháp lý từ Đội ngũ Luật sư tại Luật Ánh Ngọc, khách hàng vui lòng liên hệ tới chúng tôi thông qua các phương tiện sau đây