Luật Ánh Ngọc

Thu hồi Giấy phép truyền tải điện

Pháp lý doanh nghiệp | 2024-03-16 10:29:35

Việc thu hồi Giấy phép hoạt động truyền tải điện là một quy định pháp luật quan trọng nhằm đảm bảo an toàn, hiệu quả và công bằng trong việc sử dụng điện năng. Đây là một biện pháp cần thiết để kiểm soát và giám sát hoạt động của các tổ chức và cá nhân có liên quan đến ngành điện. Việc áp dụng quy định này không chỉ giúp bảo vệ nguồn tài nguyên điện mà còn đảm bảo môi trường sống và an ninh năng lượng cho cộng đồng.

Trong bài viết này, Luật Ánh Ngọc sẽ cung cấp cho Khách hàng các kiến thức pháp lý liên quan đến việc Thu hồi Giấy phép truyền tải điện để Quý khách hàng tìm hiểu rõ về kiến thức pháp lý liên quan và có cái nhìn tổng quát nhất.

1. Giấy phép truyền tải điện theo quy định của pháp luật?

1.1. Hoạt động điện lực là gì?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động điện lực được hiểu là hoạt động của tổ chức, cá nhân trong các lĩnh vực, như: quy hoạch, đầu tư phát triển điện lực, phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, điều độ hệ thống điện, điều hành giao dịch thị trường điện lực, bán buôn điện, bán lẻ điện, tư vấn chuyên ngành điện lực và những hoạt động khác có liên quan.

1.2. Giấy phép truyền tải điện

 

Giấy phép hoạt động truyền tải điện là gì?

Pháp luật không quy định cụ thể về khái niệm Giấy phép truyền tải điện, tuy nhiên căn cứ theo quy định của pháp luật điện lực, Giấy phép truyền tải điện có thể được hiểu là loại Giấy phép mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức để thực hiện hoạt động điện lực trong lĩnh vực truyền tải điện theo quy định pháp luật.

2. Giấy phép truyền tải điện bị thu hồi trong trường hợp nào?

Pháp luật đã quy định rõ các trường hợp thu hồi Giấy phép nhằm đảm bảo cho hoạt động điện lực được diễn ra nghiêm túc theo khuôn khổ của pháp luật, tránh việc kinh doanh thu lợi bất chính. Cụ thể, theo quy định của pháp luật hiện hành, có 4 trường hợp bị thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực được quy định như sau:

+ Thứ nhất, không triển khai hoạt động sau sáu tháng kể từ ngày được cấp giấy phép hoạt động điện lực.

+ Thứ hai, không bảo đảm các điều kiện hoạt động điện lực theo quy định của Luật Điện lực 2004.

+ Thứ ba, không thực hiện đúng các nội dung ghi trong giấy phép hoạt động điện lực.

+ Thứ tư, cho thuê, cho mượn, tự ý sửa chữa giấy phép hoạt động điện lực.

3. Thẩm quyền thu hồi Giấy phép truyền tải điện

- Căn cứ theo khoản 1 Điều 45 Nghị định 137/2013/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 19 Điều 3 Nghị định 17/2020/NĐ-CP), chủ thể có thẩm quyền cấp giấy phép truyền tải điện được quy định gồm:

+ Thứ nhất,  Bộ Công Thương có thẩm quyền cấp giấy phép truyền tải điện đối với hoạt động truyền tải điện đối với nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

+ Thứ hai, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp giấy phép truyền tải điện cho tổ chức, cá nhân có hoạt động điện lực với quy mô nhỏ trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Công Thương.

=> Theo đó, "Bộ Công Thương" và "Ủy ban nhân dân cấp tỉnh" cũng sẽ là cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép truyền tải điện.

- Cơ quan thu hồi Giấy phép truyền tải điện có trách nhiệm như sau:

4. Thời hạn thu hồi Giấy phép truyền tải điện trong bao lâu?

 

Thu hồi Giấy phép hoạt động truyền tải điện trong thời hạn bao nhiêu ngày?

- Khi tiến hành thu hồi Giấy phép hoạt động điện lực (Giấy phép truyền tải điện), cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xác định rõ thời hạn đơn vị điện lực phải tiếp tục hoạt động để không làm ảnh hưởng đến cung cấp điện cho khách hàng sử dụng điện.

- Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày bị thu hồi giấy phép, đơn vị điện lực có quyền khiếu nại với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thu hồi giấy phép.

5. Xử phạt vi phạm hoạt động truyền tải điện

Tình huống: Công ty cổ phần điện lực B thực hiện hoạt động truyền tải điện trên huyện X tỉnh Nghệ An. Do ảnh hưởng của bão lốc, lốc xoáy nên dẫn đến 300m đường lưới điện bị rò rỉ và có dấu hiệu bị đứt đoạn. Tuy nhiên, phía bên công ty vẫn không kiểm tra lại tình trạng vận hành của lưới điện nên đã gây tình trạng thôn Y huyện X bị mất điện trong nhiều ngày. Dân cư đã phản ảnh đến cơ quan thẩm quyền để giải quyết. 

Theo quy định của Nghị định 68/2010/NĐ-CP, cá nhân hay tổ chức khi vi phạm hoạt động truyền tải điện sẽ bị xử phạt như sau:

* Phạt tiền Đơn vị truyền tải điện từ 10.000.000 đồng - 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

+ Một là, cho phép đấu nối vào lưới truyền tải điện các thiết bị không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.

+ Hai là, sử dụng các thiết bị đo, đếm điện năng chưa được kiểm định theo quy định hoặc không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật được quy định cho thiết bị đo đếm điện năng đối với lưới truyền tải điện.

* Phạt tiền Đơn vị truyền tải điện từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

+ Không tuân thủ các quy trình, quy chuẩn về vận hành lưới điện.

+ Không cung cấp dịch vụ truyền tải điện khi có yêu cầu của đơn vị sử dụng lưới truyền tải điện, trừ trường hợp lưới điện bị quá tải theo xác nhận của Cục Điều tiết điện lực.

+ Không thực hiện việc ngừng hoặc yêu cầu Đơn vị điều độ hệ thống điện quốc gia giảm mức truyền tải điện trong trường hợp có nguy cơ đe dọa đến tính mạng con người và an toàn của trang thiết bị.

+ Cung cấp thông tin không chính xác về tình trạng vận hành của lưới điện gây thiệt hại đối với hoạt động truyền tải điện.

* Phạt tiền Đơn vị truyền tải điện từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi: không thực hiện công tác khắc phục sự cố, khôi phục trạng thái làm việc của lưới truyền tải điện theo quy định, gây gián đoạn việc cung cấp điện hoặc gây quá tải của thiết bị điện trên lưới truyền tải điện trong thời hạn quy định theo Quy định hệ thống điện truyền tải mà không có lý do chính đáng.

* Ngoài hình thức xử phạt chính, Đơn vị truyền tải điện còn buộc phải thi hành hình phạt bổ sung như buộc sử dụng các thiết bị đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật đối với hành vi quy định của pháp luật.

Theo tình huống trên, có thể thấy mặc dù đã nhận thức được tình trạng vận hành của lưới điện nhung công ty B vẫn thờ ơ và không sữa chữa kịp thời. Do vậy đã gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân. Khi cơ quan phát hiện và xửa phạt, công ty B sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính với mức phạt tiền từ 30.000.000 đồng - 40.000.000 đồng theo Nghị định 68/2010/NĐ-CP. Bên cạnh đó, công ty B buộc phải thực hiện các biện pháp phục hồi và sửa chữa lưới điện đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy định của pháp luật.


Bài viết khác