Luật Ánh Ngọc

Dịch vụ mở cửa hàng tạp hóa

Pháp lý doanh nghiệp | 2024-03-18 16:50:20

1. Thế nào là cửa hàng tạp hóa?

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa được diễn ra phổ biến. Theo pháp luật hiện nay, hoạt động mua bán được định nghĩa là hoạt động thương mại, theo đó chủ thể bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; theo đó bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thỏa thuận. 

Hoạt động mua bán hàng hóa hiện nay được thực hiện dưới nhiều hình thức, mô hình khác nhau, có thể thành  trong đó Cửa hàng tạp hóa là cửa hàng loại nhỏ theo mô hình của cửa hàng bách hóa do một cá nhân hoặc hộ gia đình làm chủ. Cửa hàng tạp hóa chủ yếu kinh doanh, buôn bán các sản phẩm đồ dùng thiết yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của con người.

2. Mở cửa hàng tạp hóa phải đăng ký kinh doanh không?

 

 Mở cửa hàng tạp hóa phải đăng ký kinh doanh không?

 

Theo khái niệm nêu trên, mô hình cửa hàng tạp hóa được tổ chức bởi một cá nhân hoặc hộ gia đình sở hữu. Theo quy định của Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

"            ...

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương".

Bên cạnh đó, Nghị định 39/2007/NĐ-CP cũng quy định về các trường hợp không phải đăng ký kinh doanh, cụ thể như sau:

"1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định, bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống  có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác".

=> Do vậy, căn cứ vào chủ thể kinh doanh và hình thức hoạt động của mô hình cửa hàng tạp hóa theo quy định của pháp luật sẽ phải thực hiện đăng ký kinh doanh được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

3. Hồ sơ - Thủ tục đăng ký bán tạp hóa được thực hiện như thế nào?

3.1. Chủ thể có quyền đăng ký bán tạp hóa

Chủ thể là cá nhân, thành viên hộ gia đình, là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, sẽ đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi mở bán tạp hóa để thực hiện thủ tục.

3.2. Trình tự thủ tục thực hiện

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền

Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng kí kinh doanh chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

  1. Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh.
  2. Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
  3. Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.
  4. Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, Quý khách hàng nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt trụ sở hộ kinh doanh.

Bước 2: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định, kiểm tra hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh

- Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.

- Thời gian: 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.

+ Trường hợp 1: Hồ sơ hợp lệ => Sau khi kiểm tra, thẩm định nội dung hồ sơ, cơ quan cấp giấy chứng nhận cho chủ thể đề nghị.

+ Trường hợp 2: Hồ sơ không hợp lệ => Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

- Nếu chủ thể không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh hoặc không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh => người thành lập hộ kinh doanh hoặc hộ kinh doanh có quyền khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

- Lưu ý: Định kỳ vào tuần làm việc đầu tiên hàng tháng, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện gửi danh sách hộ kinh doanh đã đăng ký tháng trước cho Cơ quan thuế cùng cấp, Phòng Đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý chuyên ngành cấp tỉnh

Hồ sơ - Thủ tục đăng ký bán tạp hóa được thực hiện như thế nào?

4. Lệ phí đăng ký kinh doanh tạp hóa theo quy định của pháp luật hiện nay

- Căn cứ vào quy định của Thông tư 85/2019/TT- BTC, để xác định mức thu phí và lệ phí, cần phải căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp.

- Lệ phí đăng ký kinh doanh là khoản thu khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký liên hiệp hợp tác xã.

=> Do vậy, lệ phí đăng kí kinh doanh tạp hóa hình thức hộ kinh doanh sẽ do mỗi địa phương quyết định. Tùy vào từng địa phương mà khoản lệ phí này là bao nhiêu, được quy định như thế nào được thể hiện rõ tại các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.

(Thông thường lệ phí đăng ký theo quy định hiện nay là 100.000 đồng).

5. Mở cửa hàng tạp hóa có phải đóng thuế không?

Khi thực hiện đăng ký bán tạp hóa, khách hàng sẽ trở thành một chủ kinh doanh. Vì vậy, khách hàng sẽ phải thực hiện nộp các loại thuế sau:

   + Thứ nhất, thuế môn bài. Đây loại thuế kinh doanh của tổ chức và cá nhân kinh doanh thường xuyên hoặc buôn từng chuyến hàng đều phải nộp.Tùy thuộc vào mức độ vốn, doanh thu,... chủ thể sẽ thực hiện đóng các mức thuế khác nhau theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP.

   Thứ hai, thuế GTGT.  Loại thuế này được tính dựa vào doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế. Cụ thể:

Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x tỷ lệ thuế GTGT

   + Thứ ba, thuế TNCN:

Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x tỷ lệ thuế TNCN.

=> Đối với loại thuế này, khi doanh thu của bạn trên 100 triệu đồng/năm hoặc trên 8.4 triệu/tháng thì bạn sẽ phải nộp thuế TNCN và GTGT theo phương pháp khoán.

Để hiểu rõ hơn về các thông tin về đăng ký kinh doanh tạp hóa hay sử dụng các dịch vụ pháp lý doanh nghiệp, Quý khách hàng vui lòng liên hệ tới chúng tôi để được giải đáp chi tiết nhất.


Bài viết khác