Luật Ánh Ngọc

Dịch vụ tư vấn xin cấp Giấy phép xuất, nhập khẩu điện tại Hà Nội

Pháp lý doanh nghiệp | 2024-03-18 17:22:34

Tình huống pháp lý: Công ty cổ phần AZ thành lập để thực hiện hoạt động mua bán điện với nước ngoài. Để rút ngắn thời gian tiền kinh doanh, công ty AZ mong muốn sử dụng dịch vụ xin cấp Giấy phép xuất, nhập khẩu điện; đồng thời nhờ Luật sư tư vấn để hiểu rõ hơn các vấn đề pháp luật liên quan đến vấn đề này.

Luật Ánh Ngọc sẵn sàng cung cấp các dịch vụ pháp lý, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng trong lĩnh vực doanh nghiệp. Bài viết này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích tới bạn đọc.

1. Giấy phép xuất, nhập khẩu điện là gì?

Để đảm bảo hoạt động điện lực được thực hiện tuân theo đúng quy định pháp luật và đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình quản lý và giám sát, pháp luật Điện lực đã có ban hành quy định về cấp Giấy phép xuất, nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân trước khi thực hiện kinh doanh bán buôn điện với nước ngoài.

 

Giấy phép xuất, nhập khẩu điện là gì?

Giấy phép xuất, nhập khẩu điện là một loại giấy tờ pháp lý quan trọng. Chính vì vậy, việc chuẩn bị hồ sơ và thủ tục xin cấp Giấy phép cũng gặp rất nhiều khó khăn đối với đơn vị hoạt động điện lực.

2. Điều kiện để được cấp Giấy phép xuất, nhập khẩu điện

Tương tự như hoạt động bán buôn điện, điều kiện cấp Giấy phép xuất, nhập khẩu điện cũng được pháp luật quy định khi tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện sau:

3. Thẩm quyền cấp Giấy phép xuất, nhập khẩu điện

Tùy thuộc vào quy mô thông qua lưới điện quốc gia nào, pháp luật quy định về thẩm quyền cấp Giấy phép xuất, nhập khẩu điện bao gồm các cơ quan dưới đây:

  1. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài qua lưới điện quốc gia từ cấp điện áp 220 kV trở lên. Bộ Công Thương xem xét đề nghị mua bán điện với nước ngoài của các đơn vị điện lực, trình Thủ tướng Chính phủ;
  2. Bộ Công Thương phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài qua lưới điện quốc gia có cấp điện áp dưới 220 kV theo đề nghị của đơn vị điện lực.
* Khoản 1 Điều 22 Nghị định 137/2013/NĐ-CP quy định:
"Mua bán điện với nước ngoài
1. Cơ quan có thẩm quyền cho phép mua bán điện với nước ngoài quy định tại Khoản 1 Điều 28 Luật điện lực bao gồm:
a) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài qua lưới điện quốc gia từ cấp điện áp 220 kV trở lên. Bộ Công Thương xem xét đề nghị mua bán điện với nước ngoài của các đơn vị điện lực, trình Thủ tướng Chính phủ;
b) Bộ Công Thương phê duyệt chủ trương mua bán điện với nước ngoài qua lưới điện quốc gia có cấp điện áp dưới 220 kV theo đề nghị của đơn vị điện lực.
2. Khách hàng sử dụng điện ở khu vực biên giới quy định tại Khoản 3 Điều 28 Luật điện lực chỉ được mua điện trực tiếp với nước ngoài ở cấp điện áp 0,4 kV và phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Là công dân Việt Nam;
b) Có quy mô công suất sử dụng điện dưới 10 kW và không đấu nối được vào hệ thống điện quốc gia hoặc lưới điện tại chỗ;
c) Toàn bộ phần lưới điện từ biên giới đến địa điểm sử dụng điện do bên mua điện đầu tư và quản lý vận hành;
d) Đảm bảo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn điện;
đ) Được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm hướng dẫn, quản lý, giám sát, kiểm tra việc mua điện với nước ngoài quy định tại Khoản 2 Điều này".

4. Thủ tục thực hiện xin cấp Giấy phép xuất, nhập khẩu điện

 

Thủ tục thực hiện xin cấp Giấy phép xuất, nhập khẩu điện

Bước 1: Đơn vị hoạt động điện lực chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ xin cấp Giấy phép xuất, nhập khẩu điện bao gồm các loại giấy tờ sau:

  1.  Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động điện lực theo Mẫu 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 21/2020/TT-BCT.
  2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận thành lập (đối với các tổ chức không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp) của tổ chức đề nghị cấp giấy phép.
  3. Danh sách trích ngang người trực tiếp quản lý kinh doanh theo Mẫu 3b quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này; bản sao bằng tốt nghiệp của người có tên trong danh sách.
  4. Các giấy tờ, tài liệu liên quan khác theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, tổ chức/ cá nhân tiến hành nộp hồ sơ tới cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua các hình thức sau đây:

1. Nộp hồ sơ online:

+ Thực hiện trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến tại địa chỉ: https://dichvucong.moit.gov.vn

+ Trong trường hợp hồ sơ điện tử có dung lượng lớn hoặc các tài liệu theo quy định của pháp luật không được gửi qua mạng thông tin điện tử thì có thể gửi trực tiếp hoặc qua đường dịch vụ bưu chính.

2. Nộp hồ sơ trực tiếp:

Thực hiện gửi trực tiếp, qua đường dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến trên trang thông tin điện tử của cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực (nếu có).

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép xuất, nhập khẩu điện

- Thời gian làm việc: 15 ngày kể từ ngày cơ quan tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

- Cơ quan cấp giấy phép hoạt động điện lực có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và cấp Giấy phép xuất, nhập khẩu cho đơn vị hoạt động theo đúng yêu cầu pháp luật.

Quá trình chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép xuất, nhập khẩu khá khó khăn và phức tạp bởi tính pháp lý về giấy tờ. Vì vậy, để đảm bảo tiết kiệm thời gian và hiệu quả, Quý khách hàng có thể lựa chọn sử dụng dịch vụ pháp lý tại Luật Ánh Ngọc thông qua đường dây liên lạc 0878.548.558.

5. Một số vấn đề, câu hỏi thường gặp liên quan đến Giấy phép xuất, nhập khẩu điện

5.1. Thời hạn tối đa của Giấy phép xuất, nhập khẩu điện là bao nhiêu năm?

Hoạt động xuất, nhập khẩu điện thuộc hoạt động bán buôn, bán lẻ điện nên thời hạn của tối đa của Giấy phép xuất, nhập khẩu điện là 10 năm.

5.2. Đơn vị bán buôn điện xuất, nhập khẩu điện mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt bao nhiêu?

- Đơn vị có hành vi xuất, nhập khẩu điện mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép sẽ bị phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng.

- Ngoài ra, tổ chức/ đơn vị vi phạm quy định này còn buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính nêu trên.

* Cơ sở pháp lý: Khoản 13 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP:

"Vi phạm các quy định về mua, bán buôn điện
...
4. Phạt tiền Đơn vị bán buôn điện từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xuất, nhập khẩu điện mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính là số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để trả lại cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp không xác định được tổ chức, cá nhân để hoàn trả thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này".

Lưu ý: mức phạt tiền nêu trên chỉ áp dụng đối với tổ chức, trường hợp cá nhân vi phạm thì mức phạt tiền bằng 1/2 tổ chức.


Bài viết khác