Luật Ánh Ngọc

Tổ chức đua xe trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Tư vấn luật giao thông | 2024-03-18 10:11:45

1. Tội tổ chức đua xe trái phép là gì?

Tội tổ chức đua xe trái phép là một trong những tội thuộc nhóm tội xâm phạm an toàn giao thông do người từ đủ 14 tuổi trở lên thực hiện hành vi tổ chức đua xe trái phép, gây thiệt hại nghiêm trọng về vật chất hoặc gây ra tình trạng nguy hiểm trong lĩnh vực an toàn giao thông. Tội tổ chức đua xe trái phép được cấu thành bởi các dấu hiệu sau:

Về mặt khách quan: Người phạm tội thực hiện hành vi tổ chức đua xe trái phép. Tổ chức đua xe trái phép là hành vi chỉ huy, lôi kéo, xúi giục, rủ rê, tập hợp người khác hoặc tạo điều kiện để nhiều người cùng tham gia vào việc điều khiển xe máy, ô tô hoặc các loại xe khác có gắn động cơ chạy thi với tốc độ cao trên các trục đường giao thông nhưng không được Nhà nước cho phép, gây mất trật tự an toàn giao thông xung quanh, ảnh hưởng đến những người tham gia giao thông khác hoặc có thể gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của người khác. Người tổ chức đua xe trái phép có thể thực hiện một hoặc tất cả các hành vi sau đây:

Cần phân biệt hành vi tổ chức đua xe trái phép với hành vi phạm tội có tổ chức. Trường hợp người phạm tội tổ chức đua xe trái phép cũng tham gia trực tiếp đua xe thì bị truy tố hai tội Tổ chức đua xe trái phép và Tội đua xe trái phép.

Về mặt khách thể: Tội tổ chức đua xe trái phép xâm phạm đến trật tự an toàn công cộng, an toàn công cộng, xâm phạm đến sự ổn định của xã hội, gây nguy hiểm đối với mọi người xung quanh. Ngoài ra, tội tổ chức đua xe trái phép còn gián tiếp xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác ..

Về mặt chủ quan: Người phạm tội thực hiện hành vi tổ chức đua xe trái phép với lỗi cố ý. Người phạm tội biết hành vi tổ chức đua xe khi chưa được các cơ quan có thẩm quyền cho phép là trái pháp luật, biết hậu quả của hành vi đua xe trái phép có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tình hình giao thông xung quanh nơi tổ chức nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra hoặc mong muốn hậu quả xảy ra.  

Đối tượng tác động của tội tổ chức đua xe trái phép là người đua xe, người cổ vũ đua xe chứ không phải là phương tiện dùng để đua xe trái phép.

Về mặt chủ thể: Người phạm tội tổ chức đua xe trái phép là người có độ tuổi từ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình nguy hiểm cho xã hội, bản thân người phạm tội có khả năng kìm chế để không thực hiện hành vi tổ chức đua xe trái phép nhưng vì động cơ cá nhân vẫn cố tình thực hiện.

Một điều cần lưu ý là tội tổ chức đua xe trái phép được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện các hành vi để tổ chức nên một cuộc đua xe mà không cần quan tâm cuộc đua xe có thật sự diễn ra trên thực tế hay không. Cho nên, nếu một người đã tổ chức xong cuộc đua xe nhưng trước khi diễn ra, cuộc đua xe bị phát hiện và không thể diễn ra do bị ngăn chặn thì người đó cũng không bị coi là phạm tội tổ chức đua xe trái phép chưa đạt. Trường hợp người vi phạm đã tự nguyện dừng việc đua xe trước khi tiến hành cuộc đua xe mà không bị tác động của bên thứ ba thì chỉ được xem xét miễn truy cứu trách nhiệm hình sự chứ không được xem là tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.

Xem thêm bài viết: Tìm hiều về năng lực trách nhiệm Hình sự theo quy định hiện hành!

2. Tội tổ chức đua xe trái phép bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo Điều 265 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017, tùy thuộc vào mức độ, tính chất của hành vi tổ chức đua xe trái phép mà người phạm tội có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tổ chức đua xe trái phép với mức hình phạt khác nhau.

 

Tội tổ chức đua xe trái phép bị xử lý như thế nào

2.1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Đối với mức hình phạt này, người phạm tội chỉ cần thực hiện hành vi tổ chức trái phép đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ như tổ chức cho dưới 10 xe tham gia cuộc đua, tổ chức đua xe tại nơi vắng vẻ vào ban đêm,….thì đã có thể bị áp dụng một trong ba loại hình phạt:

Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng hoặc tuy có nhưng mức độ tăng nặng không đáng kể thì có thể áp dụng hình phạt tiền hoặc cải tạo không giam giữ. Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng không có tình tiết giảm nhẹ hoặc có nhưng không đáng kể thì có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Xem thêm bài viết: Vượt đèn đỏ gây tai nạn thì bị xử phạt như thế nào?

2.2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 04 năm đến 10 năm

Khác với mức phạt ở trên, người phạm tội tổ chức đua xe trái phép bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 04 năm đến 10 năm nếu hành vi tổ chức đua xe có quy mô lớn hơn và gây ra những thiệt hại về người, tài sản, cụ thể:

Xem thêm bài viết: Người chưa đủ tuổi mà điều khiển xe máy thì bị xử phạt như thế nào?

2.3. Phạt tù từ 08 năm đến 15 năm tù

Người tổ chức đua xe trái phép có thể bị áp dụng hình phạt tù với thời hạn từ 07 năm đến 15 năm nếu hành vi tổ chức đua xe trái phép có những đặc điểm sau:

2.4. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm

 

Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm

Đây là mức khung hình phạt cao nhất của tội tổ chức đua xe trái phép. Trong trường hợp do tổ chức đua xe trái phép, đã có từ 03 người chết trở lên, hoặc nếu không có người chết nhưng khiến người tham gia đua xe hoặc người đi đường bị thương tích, tổn hại sức khỏe từ 03 người trở lên với tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 201% trở lên hoặc gây thiệt hại về tài sản cho họ từ 1.500.000.000 đồng trở lên thì người phạm tội phải đối mặt với hình phạt tù với mức phạt cao nhất là 20 năm tù.

Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu người đó bị áp dụng các hình phạt chính không phải là phạt tiền.

3. Khi nào thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đua xe trái phép?

 

Khi nào thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tổ chức đua xe trái phép

Như đã phân tích ở trên, trong pháp luật quy định, chỉ cần có hành vi tổ chức đua xe trái phép là người phạm tội đã bị truy tố về tội tổ chức đua xe trái phép. Do đó, trong mọi trường hợp thực hiện hành vi tổ chức đua xe trái phép, người phạm tội đều có thể đối diện với tội tổ chức đua xe trái phép, trừ trường hợp người tổ chức đua xe từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi nhưng tính chất ít nghiêm trọng hơn như tổ chức cho dưới 10 xe tham gia cuộc đua xe, không thực hiện các hành vi cá cược, tổ chức chống lại người có trách nhiệm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, không tổ chức ở nơi đông người, không làm chết người hoặc không gây thương tích, tổn hại sức khỏe hoặc nếu có thì tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61% hoặc gây thiệt hại về tài sản dưới 100.000.000 đồng,…

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 34 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP), người tổ chức đua xe trái phép có thể bị xử phạt hành chính là phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng nếu thực hiện một trong những hành vi như tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều kiện khiển xe chạy quá tốc độ quy định, thực hiện lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép.

Nếu người đó thực hiện hành vi đua xe mô tô, gắn máy xe máy điện trái phép thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Riêng với hành vi đua xe ô tô, người vi phạm sẽ bị phạt tiền ở mức cao hơn từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 03 tháng đến 05 tháng và tịch thu phương tiện tham gia đua xe.

Có thể bạn quan tâm:

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến cách thức xử lý của tội tổ chức đua xe trái phép. Có thể thấy, trong hầu hết mọi trường hợp, khi một người thực hiện hành vi chỉ huy, khởi xướng, tổ chức đua xe trái pháp luật đều có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi, quy mô của cuộc đua xe, thiệt hại về vật chất, sức khỏe, tính mạng mà người tổ chức có thể bị áp dụng hình phạt nhẹ nhất là phạt tiền hoặc phải đối diện với khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù. Nếu độc giả còn vấn đề thắc mắc liên quan đến Tổ chức đua xe trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? hoặc có nhu cầu tư vấn các vấn đề giao thông hoặc hình sự khác,.. , xin vui lòng liên hệ với Luật Ánh Ngọc theo thông tin bên dưới để có thể được hỗ trợ, tư vấn sớm nhất.


Bài viết khác