Luật Ánh Ngọc

Mức xử phạt đối với hành vi chống đối người thi hành công vụ

Tư vấn luật giao thông | 2024-03-18 10:03:10

 

1. Thế nào là hành vi chống đối người thi hành công vụ?

 

Thế nào là hành vi chống người thi hành công vụ?

 

Người thi hành công vụ là người được bổ nhiệm, bầu cử theo quy định mà được giao nhiệm vụ, quyền hạn nhất định khi thực hiện công vụ. Như vậy, người thi hành công vụ phải là người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức hay 1 công dân bình thường nhưng được cơ quan nhà nước giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

Do đó, theo quy định tại Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015 thì tội chống người thi hành công vụ có thể hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác chống người thi hành công vụ thực thi công vụ của họ hoặc ép người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật.

Xem thêm bài viết tại: Phạm tội nào sẽ bị đi tù? Cần làm gì để tránh bị đi tù?

2. Dấu hiệu định tội của tội chống người thi hành công vụ

Tình huống pháp lý:

Vào khoảng 20h ngày 8/5/2018, sau khi uống rượu, bia tại đám cưới nhà người quen thì anh H điều khiển xe mô tô chở ông H2 ra về. Khi chạy đến đường Y đoạn thuộc xóm D do có biểu hiện say rượu, bia nên Tổ điều tra kiểm soát giao thông có ông M (Thiếu tá) và ông N (Đại úy) yêu cầu anh H dừng xe kiểm tra giấy tờ thì anh H trình giấy tờ cho ông M và ông N kiểm tra. Sau đó, ông M yêu cầu anh H cho kiểm tra nồng độ cồn thì anh H không hợp tác mà liên tục chửi văn tục và có hành vi đe dọa, tấn công đối với ông M và ông N. Anh H lấy mũ bảo hiểm đang đội bước tới đánh nhiều cái về phía cánh tay phải và lưng của anh M. Thấy vậy, ông N dùng công cụ hỗ trợ là bình xịt cay để khống chế anh H. Sau khi khống chế được anh H thì ông M và ông N tiến hành đưa anh H về trụ sở để làm việc. Vậy hành vi của anh H có là hành vi chống đối người thi hành công vụ?

Theo quy định tại Điều 330 BLHS 2015 thì hành vi của anh H đã cấu thành tội “Chống người thi hành công vụ”. Cụ thể:

- Khách thể của tội phạm chống người thi hành công vụ: xâm phạm trực tiếp đến hoạt động của Nhà nước về quản lý hành chính trong lĩnh vực thi hành nhiệm vụ làm giảm hiệu lực quản lý của cơ quan, tổ chức đó.

Đối tượng tác động của tội này là người thi hành công vụ. Ở tình huống trên, người thi hành công vụ là ông M (Thiếu tá) và ông N (Đại úy)

Lưu ý: Người thi hành công vụ phải là người thi hành công vụ đúng pháp luật nghĩa là người thi hành công vụ phải đang thực hiện nhiệm vụ của mình và chưa kết thúc, nếu chưa bắt đầu hoặc đã kết thúc nhiệm vụ thì không thuộc trường hợp chống người thi hành công vụ hoặc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật và bị người khác xâm phạm thì hành vi của người xâm phạm đến người thi hành công vụ không là hành vi chống người thi hành công vụ.

- Mặt khách quan:

Hành vi khách quan của tội chống người thi hành công vụ là hành vi cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ hoặc cưỡng ép người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật bằng các thủ đoạn khác như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực,…Đó là khi Tổ tuần tra kiểm soát yêu cầu anh H cho kiểm tra nồng độ cồn thì anh H không hợp tác mà có hành vi liên tục chửi văn tục, đe dọa và tấn công anh M với mục đích chống đối, cản trở ông M và ông N thực hiện nhiệm vụ

- Chủ thể của tội chống người thi hành công vụ là người nào từ 16 tuổi trở lên có năng lực chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 BLHS 2015. Anh H đã đủ tuổi và có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự.

- Mặt chủ quan của tội chống người thi hành công vụ: Người phạm tội thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là cản trở người đang thi hành công vụ hoặc cưỡng ép họ thực hiện các hành vi trái pháp luật. Anh H nhận thức và biết được Tổ tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ Công an gồm có ông M (Thiếu tá) và ông N (Đại úy) mặc quân phục ngành Công an, đang thi hành công vụ, anh H phải tuân thủ và chấp hành nhưng anh H đã có hành vi chửi văn tục, đe dọa và tấn công anh M với mục đích nhằm cản trở, chống đối Tổ tuần tra thực hiện công vụ. Đây là hành vi đáng lên án, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Nhà nước về quản lý hành chính với thái độ xem thường pháp luật.

Như vậy, theo Luật Ánh Ngọc thì anh H đã phạm tội tại khoản 1 Điều 330 BLHS 2015 khi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.

3. Mức xử phạt đối với hành vi chống đối người thi hành công vụ

 

Mức xử phạt hành vi chống người thi hành công vụ

 

* Về xử phạt hành chính:

Trường hợp người có hành vi chống người thi hành công vụ chưa đến mức độ truy cứu trách nhiệm hình sự, người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ:

Mức phạt

Hành vi vi phạm

Biện pháp khắc phục hậu quả

Phạt tiền từ 1.000.000 → 4.000.000 đồng

 - Hành vi môi giới, giúp sức cho cá nhân hoặc tổ chức vi phạm trốn tránh việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát  của người thi hành công vụ.                                      

 

Phạt tiền từ 4.000.000 → 6.000.000 đồng

 - Cản trở hoặc không chấp hành các yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc nhiệm vụ khác của người thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;

 - Có những lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự  nhân phẩm với người thi hành công vụ;

 - Tổ chức, xúi giục, giúp sức, lôi kéo hoặc kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra hoặc kiểm soát của người thi hành công vụ.


 Buộc xin lỗi công khai đối  với hành vi có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc  phạm danh dự, nhân phẩm với người thi hành công vụ.

 

Phạt tiền từ 6.000.000 → 8.000.000 đồng

 -  Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực chống đối người thi hành công vụ;

 -  Gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ;

 -  Đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ.

 

 

* Về truy cứu trách nhiệm hình sự:

Theo quy định tại Điều 330 BLHS 2015 quy định 2 khung hình phạt đó là:

- Hình phạt phạt cải tạo không giam giữ lên đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong trường hợp có hành vi:

- Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi thuộc 1 trong các trường hợp sau:

Xem thêm bài viết tại: Hình phạt trong luật hình sự: Các loại hình phạt và nguyên tắc áp dụng

Trên đây là bài viết phân tích của Luật Ánh Ngọc về "Hành vi đe dọa an ninh xã hội: Mức xử phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ". Bạn cần tư vấn hay hỗ trợ hãy liên hệ Luật Ánh Ngọc để nhận tư vấn/hỗ trợ nhé!

 

 


Bài viết khác