1. Giả mạo chữ ký chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
Theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hành vi giả mạo chữ ký để chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với các tội danh như sau:
- Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015):
- Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm (Án phạt cơ bản);
- Phạt tù từ 03 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu thuộc trường hợp vi phạm có tổ chức, gây thiệt hại lớn hoặc tái phạm nguy hiểm.
- Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017):
- Trường hợp hành vi giả mạo chữ ký liên quan đến tài liệu, văn bản của cơ quan, tổ chức;
- Khung hình phạt: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù lên đến 07 năm (tùy vào tính chất phạm tội và giá trị tài sản chiếm đoạt được pháp luật quy định cụ thể).
2. Các hình thức giả mạo chữ ký chiếm đoạt tài sản?
Các hình thức giả mạo chữ ký chiếm đoạt tài sản hiện nay:
- Giả mạo chữ ký trên các giấy tờ có giá trị pháp lý như hợp đồng giao dịch, chuyển nhượng, mua bán, giấy ủy quyền, chứng từ ngân hàng,...;
- Giả mạo chữ ký để rút tiền từ tài khoản ngân hàng, chuyển nhượng tài sản, hoặc thực hiện các giao dịch gian lận;
- Sử dụng công nghệ cao để sao chép, chỉnh sửa chữ ký trên các văn bản điện tử.
>> Xem thêm tại bài viết: Tội giả mạo chữ ký nhằm chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?
Ví dụ giả định:
Vụ việc lợi dụng quyền hạn, chức vụ của ông Nguyễn Văn X nhằm trục lợi cá nhân bất chính từ việc làm giả chữ ký vào các hoạt động chung tại Công ty ông đang làm việc. Chi tiết như sau:
Ông X đã dùng sự tín nhiệm của mình thực hiện 10 lần giả mạo chữ ký, chuyển tổng cộng hơn 2 tỷ đồng từ tài khoản công ty vào tài khoản cá nhân. Để che giấu hành vi, ông X đã sửa chữa sổ sách kế toán ghi nhận lại chi phí khấu trừ từ các hoạt động chung của công ty. Khi công ty tiến hành kiểm toán nội bộ, các giao dịch bất thường đã bị phát hiện. Công ty nhanh chóng liên hệ đến Ngân hàng nhằm xác nhận chữ ký trên các chứng từ và phát hiện ra chữ ký là giả và giấy tờ có dấu hiệu chỉnh sửa. Cho nên, công an đã vào cuộc điều tra và ông X bị bắt vì tội giả mạo chiếm đoạt tài sản của công ty và chịu án phạt theo quy định của pháp luật.
3. Cần làm gì khi phát hiện chữ ký bị giả mạo?
05 các cơ bản cần thực hiện khi phát hiện chữ ký bị giả mạo:
- Thu thập và lưu giữ các tài liệu, văn bản, ảnh chụp, video có chữ ký bị giả mạo (bản gốc và bản sao);
- Báo cáo sự việc cho cơ quan công an hoặc viện kiểm sát gần nhất;
- Yêu cầu giám định chữ ký tại các cơ quan có thẩm quyền;
- Liên hệ ngân hàng để khóa tài khoản để dừng ngay các giao dịch hiện tại.
- Tìm kiếm sự tư vấn của luật sư để được hỗ trợ pháp lý.
4. Giám định chữ ký ở đâu?
Theo khoản 5 Điều 2 Luật Giám định tư pháp, người giám định tư pháp gồm:
- Cá nhân: Giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc.
- Tổ chức:
- Tổ chức giám định tư pháp công lập: Viện pháp y quốc gia, trung tâm pháp y cấp tỉnh, Viện pháp y quân đội, Trung tâm giám định pháp y, Viện pháp y tâm thần Trung ương, Trung tâm pháp y tâm thần khu vực, Viện khoa học hình sự, Phòng kỹ thuật hình sự, Phòng giám định kỹ thuật hình sự.
- Tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập.
- Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
5. Thủ tục tố giác tội giả mạo chữ ký chiếm đoạt tài sản
Các bước tố giác tội giả mạo chữ ký chiếm đoạt tài sản gồm:
- Bước 1: Chuẩn bị đơn tố giác tội phạm;
- Bước 2: Nộp đơn tố giác và các chứng cứ kèm theo tại:
- Cơ quan công an;
- Hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.
- Bước 3: Hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình xác minh, thu thập chứng cứ;
- Bước 4: Theo dõi tiến trình giải quyết vụ việc.
Việc hiểu rõ các quy định pháp luật, cách tố giác và phòng ngừa sẽ giúp bạn bảo vệ quyền lợi của mình một cách hiệu quả, tránh mất mát ngoài ý muốn. Luật Ánh Ngọc với hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ các vấn đề liên quan đến tội giả mạo chữ ký chiếm đoạt tài sản. Nếu cần hỗ trợ pháp lý, hãy liên hệ đến Luật Ánh Ngọc để được tư vấn nhé.