Mẫu đơn tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay


Mẫu đơn tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản hiện nay

Theo quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, mọi công dân có quyền tố giác tội phạm. Để hỗ trợ bạn trong việc tìm ra kẻ xấu, đảm bảo quyền lợi cho bạn, Luật Ánh Ngọc xin cung cấp mẫu đơn tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất dưới đây nhé. 

>>>> XEM CHI TIẾT: 6+ điểm cần biết về lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Tải mẫu đơn tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hiện nay, không có quy định cụ thể về Mẫu đơn tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Tuy nhiên, bạn có thể đến trực tiếp cơ quan chức năng, nơi tiếp nhận vụ việc để xin mẫu đơn hoặc dễ dàng tìm thấy mẫu đơn tại các Website của Công ty Luật. 

Dưới đây là Mẫu đơn tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Luật Ánh Ngọc gửi đến bạn: 

Đơn tố cáo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Đơn tố cáo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

 

Tải mẫu tại đây: Đơn tố cáo tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Mẫu đơn này sẽ giúp bạn trình bày thông tin một cách đầy đủ và chính xác. 

2. Hướng dẫn cách viết đơn tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản chi tiết

Theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, đơn tố giác phải bao gồm:

  • Thông tin người tố giác (họ tên, địa chỉ, số điện thoại...).
  • Thông tin người bị tố giác (nếu có).
  • Mô tả chi tiết hành vi lừa đảo, thời gian, địa điểm xảy ra.
  • Giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
  • Các bằng chứng kèm theo (nếu có).

Ngoài ra, đơn tố giác có thể thêm phần yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Lưu ý: Nội dung cần trình bày rõ ràng và trung thực. 

3. 5 lưu ý quan trọng khi viết đơn kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Khi viết đơn kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần lưu ý 05 điều sau: 

  • Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ.
  • Nêu rõ hành vi gian dối của người bị tố giác;
  • Liệt kê các chứng cứ, tài liệu liên quan (hợp đồng, tin nhắn, đoạn ghi âm, hình ảnh) tại Điều 100 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2014: 
  • Trình bày đơn khởi kiện theo quy định của pháp luật, tránh dùng từ ngữ không phù hợp; 
  • Ký tên và ghi rõ ngày tháng năm xác nhận.

4. Thủ tục tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản

05 bước nộp đơn tố giác tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: 

  • Bước 1: Chuẩn bị đơn khởi kiện; 
  • Bước 2: Nộp đơn tố giác tại (Điều 146 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015): 
    • Cơ quan công an cấp xã/phường;
    • Cơ quan công an cấp quận/huyện;
    • Viện kiểm sát nhân dân.
  • Bước 3: Cung cấp các chứng cứ, tài liệu cho cơ quan điều tra.
  • Bước 4: Cơ quan điều tra tiếp nhận và xử lý đơn. 
  • Bước 5: Người nộp đơn đến nhận kết quả.

Lưu ý: Luôn giữ thái độ hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ việc.

Bạn sẽ được gọi lại tư vấn Liên hệ ngay

5. Quyền và trách nhiệm của người làm đơn tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Người làm đơn tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản có các quyền và trách nhiệm như sau: 

  • Về quyền:
    • Quyền được bảo vệ tài sản và lợi ý hợp pháp;
    • Được bảo vệ thông tin cá nhân (Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015);
    • Quyền khiếu nại nếu có căn cứ cho rằng việc giải quyết tố giác là trái pháp luật. 
  • Về trách nhiệm:
    • Cung cấp thông tin chính xác, trung thực; 
    • Hợp tác với cơ quan điều tra; 
    • Không được lợi dụng việc tố giác để vu khống người khác (trục lợi cá nhân). 

Luật Ánh Ngọc hy vọng với những quy định pháp lý cơ bản trong quá trình viết đơn tố giác tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản này, bạn sẽ bảo vệ được quyền lợi cá nhân của mình. Nếu gặp khó khăn, hãy liên hệ với Luật Ánh Ngọc hoặc cơ quan chức năng để được hỗ trợ.

Luật sư Phương

Luật sư Phương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Luật Hà Nội. Có hơn 10 kinh nghiệm công tác trong ngành luật. Hiện đang là giám đốc kiêm luật sư chính của Luật Ánh Ngọc.

Xem thêm thông tin

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, người viết áp dụng các quy định của pháp luật tại thời điểm nghiên cứu viết bài. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, vui lòng Liên hệ trực tiếp với chúng tôi.