Luật Ánh Ngọc

Quy trình khởi tố lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Tư vấn luật hình sự | 2025-04-06 22:39:39

1. Khi nào bị khởi tố lừa đảo chiếm đoạt tài sản. 

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi cố tình gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác. Theo quy định của pháp luật, hành vi này đủ có dấu hiệu để khởi tố hình sự khi:

Ví dụ: Ông A giả mạo danh tính của mình và thông qua các tài liệu giả để vay tiền của ông B với lời hứa sẽ hoàn trả trong 1 tháng. Tuy nhiên, sau khi nhận được số tiền vay là 300 triệu đồng, ông A biến mất mà không thực hiện bất kỳ hành động nào để trả lại số tiền. Ông B sau đó phát hiện ra rằng danh tính mà ông A sử dụng là giả, và mọi thông tin mà ông A cung cấp đều không có thật.

Trong tình huống này, ông A đã thực hiện hành vi gian dối (giả mạo danh tính, cung cấp thông tin giả) với mục đích chiếm đoạt tài sản của ông B. Theo pháp luật hiện hành, hành vi này của ông A có thể bị xử lý hình sự vì ông đã chiếm đoạt tài sản với giá trị lớn hơn 2 triệu đồng, đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

>>> XEM THÊM: Mẫu đơn tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản

2. Quy trình khởi tố lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Quy trình khởi tố lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện theo 03 bước như sau: 

3. Cơ quan tiếp nhận, giải quyết lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Căn cứ khoản 2 Điều 145 BLTTHS quy định về cơ quan tiếp nhận, giải quyết lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

4. Vai trò của các bên liên quan trong khởi tố lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Ngoài cơ quan tiếp nhận, giải quyết lừa đảo chiếm đoạt tài sản, còn các bên liên quan đóng vai trò quan trọng và các trách nhiệm khác nhau như:

5. Một vài vụ án bị khởi tố lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất

Ví dụ 1: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng chiêu trò mua bán xe ô tô qua mạng

Anh H.Q.C (trú tại thành phố Đà Nẵng) đăng tin bán xe ô tô Mazda CX-30 trên trang web chotot.vn thì có một tài khoản Zalo tên “H. N” liên hệ hỏi mua và thỏa thuận giá 630 triệu đồng. Tuy nhiên, đối tượng đưa ra yêu cầu rằng khi có người khác đến xem xe (giới thiệu là chồng của đối tượng) thì anh H.Q.C phải nói dối rằng chiếc xe này là của một người chị tên “Thư” nhờ đứng tên và không được thỏa thuận giá bán với “chồng H. N”.

Tiếp đó, đối tượng sử dụng một tài khoản Zalo khác tên “Thư” giả danh chủ xe để rao bán lại chính chiếc xe này cho anh N.Đ.L (trú tại thành phố Hà Nội) với giá 530 triệu đồng. Do anh L. ở Hà Nội nên đã nhờ ông H.Đ.C. là người quen tại Đà Nẵng đến kiểm tra xe. Khi gặp, anh H.Q.C trả lời theo hướng dẫn của “H. N”, không thỏa thuận giá trực tiếp mà để làm việc với “chủ xe” tên Thư.

Khi hai bên đồng ý mua bán, anh H.Q.C và ông H.Đ.C đến văn phòng công chứng ký hợp đồng mua bán xe. Trong quá trình công chứng, ông H.Đ.C phát hiện giấy chứng nhận tình trạng hôn nhân của anh H.Q.C đã hết hạn nên hai bên thỏa thuận ký hợp đồng trước, chuyển 300 triệu đồng để nhận xe và giấy tờ, số tiền còn lại sẽ thanh toán sau khi bổ sung giấy tờ.

Tiếp đó, theo hướng dẫn của “Thư”, ông H.Đ.C đã chuyển tiền vào các tài khoản ngân hàng của bên thứ ba mà chúng cung cấp. Ngay sau khi nhận tiền, hai tài khoản Zalo “H. N” và “Thư” thu hồi tin nhắn, hủy kết bạn, xóa tài khoản. Biết mình bị lừa, ông H.Đ.C trình báo cơ quan công an.

Bạn sẽ được gọi lại tư vấn Liên hệ ngay

Ví dụ 2: Nữ đại gia lừa đảo 54 tỷ đồng

Huỳnh Thị Thanh H. là người hoạt động trên lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản và bản thân H. thành lập tới 6 doanh nghiệp để quản lý đầu tư các dự án bất động sản trên địa bàn Đà Nẵng với mục đích tìm cổ đông góp vốn.

Năm 2017, thông qua các mối quan hệ, Huỳnh Thị Thanh H. quen biết với bà M. (trú thành phố Đà Nẵng). Đến năm 2018, Huỳnh Thị Thanh H. giới thiệu với bà M. là mình đang sở hữu 5 lô đất trên đường Lê Đức Thọ (quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) và hiện đang hoàn thành các thủ tục để thực hiện dự án bất động sản này.

Nghe theo “bẫy giăng” của Huỳnh Thị Thanh H., bà M. tin tưởng nên đã chuyển tiền cho Huỳnh Thị Thanh H. để thực hiện dự án. Cụ thể, từ năm 2018 đến 2020, bà M. đã giao hơn 54 tỷ đồng để góp vốn cùng H. thực hiện dự án.

Tuy nhiên, theo tài liệu điều tra, tại thời điểm ký hợp đồng góp vốn với bà M., H. chỉ mới đặt cọc chứ chưa nhận chuyển nhượng, chưa là chủ sở hữu hợp pháp của 5 lô đất nói trên.

Cũng tại thời điểm này, Huỳnh Thị Thanh H. chỉ mới thuê đơn vị tư vấn thiết kế lập hồ sơ phương án kiến trúc dự án chứ chưa thực hiện bất kỳ thủ tục nào để xin cấp phép thực hiện dự án.

Sau khi nhận tiền từ bà M., H. hoàn thành nhận chuyển nhượng đối với 2 lô đất đường Lê Đức Thọ, nhưng ngay sau đó lại tiếp tục mang 2 lô đất này chuyển nhượng cho người khác. 3 lô đất còn lại, H. không tiếp tục thanh toán tiền mua đất theo thỏa thuận cho chủ đất dẫn đến việc đặt cọc mua bán đất cũng mất hiệu lực.

Huỳnh Thị Thanh H. không thông báo cho bà M. biết “thực trạng” của dự án này mà tiếp tục thỏa thuận các phụ lục hợp đồng với bà M. góp vốn vào 3 dự án tại 5 lô đất nêu trên để chiếm giữ số tiền trên 54 tỷ đồng để sử dụng vào mục đích cá nhân.

Đăng ký tư vấn

Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần giải quyết trong trường hợp cụ thể, hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Luật Ánh Ngọc qua số Hotline: 0878548558 hoặc Email: lienhe@luatanhngoc.vn để được giải đáp và hỗ trợ bạn nhanh chóng với chi phí hợp lý.


Bài viết khác