1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ đồng thuộc trường hợp gây hại thiệt đặc biệt nghiêm trọng và bị xử lý như sau:
- Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân (khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015);
- Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản (theo khoản 5 Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015).
2. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ có phải tội phạm đặc biệt nghiêm trọng không?
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ đồng được xem là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng theo quy định của pháp luật Việt Nam vì:
- Gây thiệt hại lớn về tài sản;
- Ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự xã hội và niềm tin của người dân;
- Có thể liên quan đến hành vi phạm tội khác như trốn thuế, rửa tiền hoặc các hành vi bất hợp pháp của tổ chức.
3. Mức bồi thường thiệt hại trong trường hợp lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ là bao nhiêu?
Người phạm tội phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại về tài sản mà mình gây ra theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
Trong đó, mức bồi thường bao gồm giá trị tài sản bị chiếm đoạt và các thiệt hại khác có liên quan (nếu có).
Hình thức bồi thường: Bằng tiền mặt, tài sản khác hoặc thông qua các biện pháp thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
Gọi ngay
4. Vụ án thực tế và mức xử phạt về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ đồng
Quyết định khởi tố vụ án hình sự số, Quyết định khởi tố bị can, Lệnh tạm giam đối với Nguyễn Mạnh Hải về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ Luật hình sự 2015.
>> Chi tiết vụ án: Khởi tố đối tượng lừa đảo chiếm đoạt 1 tỷ đồng
Ngày 22/02/2024, Công an tỉnh Quảng Ninh điều tra đơn tố giác của ông Phạm Văn Toàn về việc bị Nguyễn Mạnh Hải (Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP Thịnh Phát Group) lừa đảo chiếm đoạt 1 tỷ đồng.
Nội dung vụ việc:
- Ngày 09/8/2019: UBND tỉnh Quảng Ninh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án tại khu 4B, phường Quang Hanh, Cẩm Phả theo hình thức bán đấu giá quyền sử dụng đất.
- Nguyễn Mạnh Hải đã cung cấp thông tin gian dối rằng Công ty Thịnh Phát đang có dự án tại khu vực này.
- Ngày 05/6/2022: Hải ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất ô số 09-LK06 với ông Toàn.
Thực tế: Dự án chưa đủ điều kiện khai thác thương mại và Công ty Thịnh Phát không có quyền đối với dự án này.
Kết quả điều tra xác định Nguyễn Mạnh Hải đã lừa đảo chiếm đoạt 1 tỷ đồng của ông Phạm Văn Toàn thông qua giao dịch bất động sản giả mạo.
5. Thủ tục trình báo khi bị chiếm đoạt tài sản
Luật Ánh Ngọc sẽ hướng dẫn bạn cơ bản quy trình trình báo công an khi bị chiếm đoạt tài sản:
- Khi bị chiếm đoạt tài sản, cần chuẩn bị đủ các giấy tờ sau:
- Giấy tờ tùy thân: CCCD/ Hộ chiếu;
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng tài sản bị chiếm đoạt (Giấy tờ xe, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hóa đơn mua hàng hoặc hợp đồng mua bán,...);
- Các bằng chứng liên quan đến hành vi chiếm đoạt (hợp đồng, tin nhắn, ghi âm...);
- Mẫu đơn trình báo chiếm đoạt tài sản.
- Nộp đơn đến cơ quan công an địa phương nơi xảy ra vụ việc;
- Cơ quan công an tiếp nhận và xử lý hồ sơ, trong đó, thời gian giải quyết trình báo còn phụ thuộc vào mức độ phức tạp của vụ việc:
- Nhanh nhất là 20 ngày;
- Chậm nhất là 140 ngày (20 ngày giải quyết ban đầu cộng với 60 ngày cơ quan điều tra giải quyết kéo dài và 60 ngày viện trưởng Viện kiểm sát gia hạn).
Lưu ý: Trường hợp vụ việc phức tạp, cần kiểm tra và xác minh thì cơ quan điều tra sẽ gia hạn thời gian xét xử nhưng không được quá 02 tháng theo khoản 1 và 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Trong quá trình giải quyết, cơ quan công an sẽ thông báo tình hình vụ việc và yêu cầu bổ sung thông tin (nếu cần).
Bên cạnh đó, khi trình báo vụ việc cần:
- Trình báo kịp thời để cơ quan công an có thể tiếp nhận và thu thập chứng cứ nhanh chóng.
- Đảm bảo thông tin trong đơn trình báo và chứng cứ kèm theo là chính xác và trung thực;
- Cung cấp đầy đủ thông tin và chứng cứ khi được yêu cầu.
6. Trình báo mất tài sản có mất phí không?
Việc trình báo mất tài sản không bị mất phí theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, sẽ phát sinh chi phí (mức phí theo quy định) nếu người dân cần:
- Giám định tài liệu, chữ ký hoặc tài sản;
- Thuê dịch vụ luật sư tư vấn và bào chữa.
Luật Ánh Ngọc hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp đến bạn những thông tin cần thiết về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 1 tỷ. Mọi thông tin thắc mắc, bạn có thể liên hệ Luật Ánh Ngọc để biết thêm chi tiết.