Luật Ánh Ngọc

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ bị phạt bao nhiêu năm tù

Tư vấn luật hình sự | 2025-05-17 09:42:16

1. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ bị phạt bao nhiêu năm tù

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi biến tài sản của người khác thành tài sản thuộc sở hữu của mình bằng thủ đoạn gian dối. Cụ thể, thủ đoạn là là cố ý đưa ra thông tin mà bản thân biết không phải là sự thật để lừa người khác tin theo và tự nguyện đưa tài sản cho mình. 

Theo quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bồ sung năm 2017 thì người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu đồng trở lên có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc bị phạt tù chung thân. Cụ thể, khoản 4 Điều 147 quy định:

"Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp".

Như vậy, người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 2 tỷ trở lên có thể bị phạt từ từ 12 đến 20 năm hoặc chịu mức án cao nhất là tù chung thân.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Xem thêm: Giải đáp: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản có phải bồi thường?

Hình phạt dành cho tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ

2. Cách tố giác khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ có thể dẫn đến hậu quả nặng nhất là tù chung thân. Tuy nhiên nhiều nạn nhân không biết phải làm gì khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, hãy cùng Luật Ánh Ngọc tìm hiểu cách tố giác tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ.

2.1. Khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ thì phải trình báo tại cơ quan nào?

Hiện nay có hai cách để tố giác về tội phạm lừa đảo chiếm đotạ tài sản trên 2 tỷ. Thứ nhất, bạn có thể làm đơn tố giác trực tiếp đến các cơ quan có thẩm quyền. Thứ hai, nếu bạn bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ qua không gian mạng, bạn có thể thực hiện tố giác từ xa qua đường giây nóng của các cơ quan có thẩm quyền.

2.1.1. Tố giác trực tiếp 

Căn cứ vào khoản 2 Điều 145 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (BLTTHS 2015) và Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác tin báo về tội phạm bao gồm:

2.1.2. Tố giác từ xa 

Để phục vụ cho việc tố giác được nhanh chóng và kịp thời, người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ qua không gian mạng có thể liên hệ đường giây nóng của các cơ quan sau để thực hiện trình báo.

Như vậy, khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ, bạn có thể làm đơn tố giác gửi đến những cơ quan gần nhất hoặc thuận tiện cho bạn nhất, như cơ quan điều tra nơi cư trú, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Tòa án các cấp hoặc Công an, Đồn Công an, Trạm Công an nơi bạn cư trú,... Hoặc trình báo qua đường giây nóng trong trường hợp bạn bị lừa đảo qua không gian mạng.

2.2. Các bước tố giác trực tiếp 

Bước 1: Làm hồ sơ tố giác tội phạm

Hồ sơ tố giác tội phạm, bao gồm:

Xem thêm: Mẫu đơn tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản 

Bước 2: Nộp hồ sơ

Người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ có thể nộp hồ sơ đến các cơ quan đã trình bày tại mục 2.1.1 như cơ quan điều tra nơi cư trú, Viện kiểm sát nhân dân các cấp, Tòa án các cấp hoặc Công an, Đồn Công an, Trạm Công an nơi bạn cư trú,... 

Quy trình tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ

2.3. Những bằng chứng nào là hợp lệ khi tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ

Khi đi tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ, bạn cần phải mang theo những bằng chứng được thu thập hoặc được xác định từ nguồn chứng cứ do luật quy định. Theo quy định tại BLTTHS 2015 thì nguồn chứng cứ bao gồm: 

Trong thực tế, người bị hại thường mang theo những bằng chứng sau khi tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ:

3. Một số câu hỏi liên quan đến lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ

3.1. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ tiền mặt có khác với chiếm đoạt 2 tỷ tiền tài khoản ngân hàng hoặc các tài sản khác không?

Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ với các loại hình tài sản khác nhau (tiền mặt, tiền tài khoản, các tài sản khác có giá trị tương đương) có khác biệt trong cách xử lý nhưng khung hình phạt thì giống nhau.

3.1.1. Về hình phạt

Cụ thể, theo Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bồ sung năm 2017 thì loại hình tài sản (tiền mặt, tiền tài khoản, các loại tài sản khác) không phải là một trong những yếu tố làm cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và cũng không có ý nghĩa trong việc định khung hình phạt. Do đó, dù chiếm đoạt tiền mặt, tiền tài khoản hay các tài sản khác thì người thực hiện hành vi vẫn phải đối mặt với mức hình phạt tù có thời hạn từ 12 năm đến 20 năm hoặc bị phạt tù chung thân.

Xem thêm: Các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Ngoài ra, chiếm đoạt tiền trong tài khoản có thể dính thêm tội danh liên quan đến công nghệ, ví dụ: "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông để chiếm đoạt tài sản" (Điều 290 Bộ luật Hình sự 2015).

Xem thêm: Xử phạt Hack tài khoản Facebook lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác.

3.1.2. Về cách xác định giá trị tài sản

Đối với loại hình tài sản là tiền mặt hoặc tiền tài khoản ngân hàng tương đối dễ xác định. Ví dụ nếu bạn rút trên 2 tỷ đồng từ tài khoản của nạn nhân thì số tiền bạn chiếm đoạt là trên 2 tỷ đồng. 

Tuy nhiên, nếu bạn bị chiếm đoạt tài sản khác không phải tiền (nhà, xe, đất, vàng, tranh...) có giá trị tương đương trên 2 tỷ đồng thì phải thực hiện định giá tài sản tại thời điểm bị chiếm đoạt. Vì vậy, các trường hợp chiếm đoạt tài sản không phải là tiền thường mất thời gian hơn để xử lý vì phải giám định và xác minh quyền sở hữu, định giá, nguồn gốc.

Xem thêm: Đối phó tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản đất đai để bảo vệ tài sản.

3.2. Chủ động trả lại số tiền trên 2 tỷ đã lừa đảo thì có thoát khỏi hình phạt tù không

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không thuộc một trong những tội được khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại tại Điều 155 Bộ luật tố tụng Hình sự năm 2015. Dù trả lại số tiền trên 2 tỷ đã lừa đảo cho người bị hại thì người thực hiện hành vi vẫn bị cơ quan điều tra tiến khởi tố theo đúng quy định pháp luật. Do đó, việc chủ động trả lại tiền không giúp người lừa đảo chiếm đoạt tài sản thoát khỏi hình phạt tù. 

Tuy nhiên, việc chủ động trả lại số tiền đã lừa đảo có thể được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Cụ thể, điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự là  người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả. Theo đó, nếu chủ động trả lại số tiền đã lừa đảo, người lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ có thể được giảm nhẹ hình phạt tù.  

3.3. Cách để giảm nhẹ hình phạt khi phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ

3.3.1. Cách để giảm nhẹ hình phạt

Điều 54 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về việc Tòa án quyết định hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng. Để được áp dụng quy định này, người phạm tội phải có một trong các điều kiện bao gồm: có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản Điều 51 Bộ luật này và là người phạm tội lần đầu và là người giúp sức, có vai trò không đáng kể trong vụ án đồng phạm. Tuy nhiên, một khi bạn đã thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ thì phương án tìm ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ là phương án tối ưu nhất để bạn được giảm nhẹ hình phạt.

Việc chủ động trả lại số tiền trên 2 tỷ đã lừa đảo nêu trên là một tình tiết giảm nhẹ. Những việc khác như ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm; tự thú; thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải,... cũng được coi là tình tiết giảm nhẹ. Những tình tiết này có thể do bị cáo chủ động thực hiện nên dễ trở thành yếu tố có lợi cho bị cáo. Trên thực tế, các luật sư cũng thường khuyên thân chủ của mình thực hiện những việc này trước và trong phiên tòa, đặc biệt là khi bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ. 

Một số yếu tố về nhân thân như có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác; là người có công với cách mạng hoặc là cha, mẹ, vợ, chồng, con của liệt sĩ;... cũng được cân nhắc để giảm nhẹ hình phạt. Do đó, khi bạn thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ thì hãy chú ý, đừng bỏ qua những yếu tố về nhân thân này khi ra Tòa. Có càng nhiều tình tiết giảm nhẹ bạn sẽ càng được cân nhắc giảm nhẹ hình phạt. 

3.3.2. Ví dụ thực tế

Bản án số 06/2024/HS-PT ngày 15/01/2024 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản TAND cấp cao tại Hà Nội

Bản án số 08/2024/HS-PT ngày 23/3/2024 TAND tỉnh Kon Tum về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Xem thêm: Có bao nhiêu tình tiết giảm nhẹ theo khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự

Như vậy, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài trên 2 tỷ có nguy cơ phải đối mặt với hình phạt tù có thời hạn từ 12 năm đến 20 năm hoặc bị phạt tù chung thân. Có hai cách để nạn nhân bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ tố giác tội phạm: tố giác trực tiếp đến các cơ quan có thẩm quyền và tố giác từ xa bằng đường giây nóng của các cơ quan nếu nạn nhân bị lừa đảo trên không gian mạng. Khi đi tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ nạn nhân cần đem theo những bằng chứng từ nguồn luật định. Ngoài ra, Luật Ánh Ngọc còn giải đáp cho bạn đọc một số câu hỏi thường gặp về lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên 2 tỷ.


Bài viết khác