1. Cần làm gì khi bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản?
03 cách cơ bản phải làm khi cá nhân, tổ chức bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
- Thu thập những bằng chứng hiện có (Công cụ, phương tiện phạm tội, lời khai, tài liệu hoặc đồ vật có liên quan,...);
- Lưu giữ các thông tin liên quan đến vụ việc (ví dụ như: tin nhắn, email, hóa đơn, biên lai, thông tin tài khoản ngân hàng, số điện thoại,...);
- Làm đơn tố giác/ trình báo cho cơ quan chức năng như: Công an (khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, Điều 5 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC).
Lưu ý: Cần thông báo cho ngân hàng khi bị chiếm đoạt tài sản qua tài khoản ngân hàng để khóa tài khoản và yêu cầu hỗ trợ điều tra.
2. Thủ tục trình báo công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản cần thực hiện các thủ tục trình báo công an như sau:
- Bước 1: Làm đơn trình báo (kèm các chứng cứ hiện có);
- Bước 2: Nộp đơn trình báo đến Công an nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú).
Người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi trình báo phải chính xác và trung thực. Nếu có hành vi tố giác sai sự thật hoặc vì mục đích cá nhân sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự (tùy tính chất và mức độ vi phạm sẽ có mức xử phạt tương ứng).
Lưu ý: Người bị hại nên giữ bản sao đơn trình báo và chứng cứ đồng thời hỏi thêm thông tin cán bộ tiếp nhận về thời gian giải quyết vụ việc; Trường hợp có yêu cầu bổ sung, người bị hại cần chủ động liên hệ lại với công an.
3. Mẫu đơn trình báo công an về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể vì mẫu đơn trình báo công an về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản (mỗi cơ quan có thể có mẫu đơn khác nhau).
Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo “Mẫu đơn trình báo công an về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của Luật Ánh Ngọc dưới đây.
>> Tải mẫu tại đây: Mẫu đơn trình báo công an
4. Hồ sơ tố cáo hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm những giấy tờ gì?
Người dân muốn tố cáo phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ sau:
- CCCD/ Hộ chiếu;
- Đơn trình báo (có thể đến trực tiếp Cơ quan có thẩm quyền để tường thuật vụ việc);
- Các bằng chứng liên quan:
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản bị chiếm đoạt.
- Hợp đồng, biên bản giao dịch (nếu có).
- Tin nhắn, email, hóa đơn, biên lai...
- Báo cáo từ ngân hàng (nếu có);
- Bằng chứng khác (tùy vụ việc).
5. Thời hạn giải quyết đơn trình báo công an về hành vi lừa đảo
Kể từ thời điểm người bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản trình báo công an trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đơn tố giác tội phạm, cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết hồ sơ theo Điều 147 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, cụ thể:
- Kiểm tra tính hợp pháp của vụ án;
- Thu thập các bằng chứng, phục vụ cho điều tra;
- Xác minh nhân thân của người bị lừa đảo và nghi phạm;
- Đối chiếu chứng cứ đã thu thập được để làm rõ hành vi phạm tội;
- Đánh giá mức độ nghiêm trọng của vụ án.
Sau khi dựa trên các kết quả điều tra, cơ quan sẽ tiến hành ra một trong các quyết định:
- Quyết định khởi tố vụ án hình sự;
- Quyết định không khởi tố vụ án;
- Quyết định tạm đình chỉ vụ việc.
6. Viết đơn tố cáo hành vi lừa đảo, bạn cần lưu ý gì?
Khi soạn đơn tố cáo hành vi chiếm đoạt lừa đảo tài sản, cần lưu ý 05 điều sau:
- Ghi rõ thông tin cá nhân của người tố cáo;
- Cung cấp đầy đủ thông tin vụ việc: Thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc, hành vi phạm tội, người chứng kiến/ người liên quan (nếu có), như là:
Vào khoảng ngày [Thời gian], tôi đã bị đối tượng tự xưng là [Tên đối tượng] có hành vi lừa đảo chiếm đoạt số tiền [Số tiền] bằng hình thức (tải ứng dụng, thanh toán ví điện tử,...).
Đối tượng đã thực hiện hành vi lừa đảo thông qua [Cung cấp thông tin chi tiết về cách thức lừa đảo] (gọi thoại, gọi video call, tin nhắn hay các ứng dụng mạng xã hội khác,...).
- Cung cấp bằng chứng xác minh hành vi lừa đảo;
- Trình bày vụ việc đầy đủ và chính xác thông tin;
- Nộp đơn đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Trên đây là các thông tin cơ bản về cách trình báo vụ việc lừa đảo chiếm đoạt tài sản với cơ quan chức năng. Nếu bạn có nghi ngờ hoặc đang gặp phải trường hợp lừa đảo, hãy liên hệ ngay với cơ quan chức năng hoặc gọi 0878548558 để được Luật Ánh Ngọc tư vấn.