1. Một số thủ đoạn tội phạm lừa đảo chiếm đoạt quyền sử dụng đất
Qua nghiên cứu các vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong thời gian qua cho thấy tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản hết sức tinh vi, đa dạng, một số thủ đoạn tội phạm lừa đảo chiếm đoạt quyền sử dụng đất như:
- Các đối tượng làm giả hoàn toàn các giấy tờ sở hữu đất hoặc giấy tờ triển khai dự án
- Làm giả con dấu, tài liệu của các cơ quan, tổ chức Nhà nước để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Đối tượng sử dụng chữ ký thật của lãnh đạo cơ quan, tổ chức để làm giả các giấy tờ về đất đai nhằm chiếm đoạt tài sản
- Dự án chưa được hoàn thiện hồ sơ pháp lý hoặc cơ sở hạ tầng chưa được cấp có thẩm quyền cấp nhưng đã đưa ra các thông tin thật nhằm phát hành, ký hợp đồng dưới hình thức hợp tác, góp vốn, phiếu đăng ký mua sản phẩm,…
- Các đối tượng làm giả sổ đỏ; sử dụng các chữ ký, con dấu giả của công chứng viên, các văn phòng công chứng để giao dịch
2. Các dấu hiệu pháp lý của tội lừa đảo chiếm đoạt quyền sử dụng đất
- Chủ thể của tội phạm: Người đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, có đầy đủ khả năng nhận thức và làm chủ hành vi
- Khách thể của tội phạm: Hành vi phạm tội xâm phạm đến chế độ quản lý, chiếm đoạt đất và sử dụng đất đai thuộc sở hữu của nhà nước.
- Mặt chủ quan của tội phạm: Người phạm tội vi phạm quy định về sử dụng đất đai thực hiện hành vi của mình là do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi của mình là vi phạm quy định của nhà nước về sử dụng đất đai gây ra hậu quả nghiêm trọng, mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
- Mặt khách quan của tội phạm: Hành vi khách quan được điều luật quy định là hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, thể hiện dưới các dạng:
+ Hành vi lấn chiếm đất trái với quy định về quản lý, sử dụng đất đai: Đây là hành vi lấn chiếm đất thuộc quyền quản lý, sử dụng của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội hoặc cá nhân khác như lấn chiếm đất thuộc các công trình di tích lịch sử, văn hoá, tôn giáo đã được Nhà nước công nhận.
+ Hành vi chuyển quyền sử dụng đất trái với quy định về quản lý, sử dụng đất đai như chuyển nhượng, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất trái phép…
+ Hành vi sử dụng đất trái với quy định về quản lý, sử dụng đất đai như đã khai thác bừa bãi, không đúng mục đích làm xói mòn, biến chất hoặc cố ý huỷ hoại đất làm ô nhiễm đất. Gọi ngay
3. Khung hình phạt đối với tội chiếm đoạt tài sản quyền sử dụng đất
3.1. Hình phạt chính
Về khung hình phạt đối với tội chiếm đoạt tài sản đất đai được quy định tại Điều 228 BLHS 2015, cụ thể như sau:
Mức phạt được quy định tại khoản 1 Điều 228 BLHS: Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Mức phạt được quy định tại khoản 2 Điều 228 BLHS: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
- Có tổ chức;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm nguy hiểm.
>>> XEM THÊM: Mẫu đơn tố giác lừa đảo chiếm đoạt tài sản
3.2. Hình phạt bổ sung
Mức phạt được quy định tại khoản 3 Điều 228 BLHS: Bên cạnh những hình phạt chính, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Ngoài các yếu tố xác định khung hình phạt như được nêu trên, Tòa án cũng sẽ xem xét tình tiết gia tăng hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo Điều 51 và Điều 52 của BLHS năm 2015, cũng như xem xét nhân thân của người phạm tội trong quá trình ra quyết định về mức hình phạt.
4. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống lừa đảo chiếm đoạt tài sản quyền sử dụng đất
- Tuyên truyền và giáo dục pháp luật: Cần tuyên truyền rộng rãi về pháp luật liên quan đến đất đai để nâng cao nhận thức của người dân về các hình thức lừa đảo và cách phòng tránh chúng. Để truyền tải thông tin, các cơ quan chức năng nên hợp tác với các tổ chức xã hội để tổ chức tọa đàm, hội thảo, tờ rơi và video clip.
- Hoàn thiện quy định pháp luật: Các quy định về quản lý đất đai phải được rà soát và hoàn thiện để ngăn chặn hành vi lừa đảo.
- Công nghệ thông tin được sử dụng: Sử dụng công nghệ thông tin, hệ thống quản lý dữ liệu đất đai minh bạch và dễ truy cập được thiết lập. Việc này giúp người dân dễ dàng kiểm tra thông tin về quyền sở hữu đất đai, giảm khả năng bị lừa đảo.
- Mở rộng phối hợp giữa các cơ quan liên quan: Cơ quan như công an, thanh tra và quản lý đất đai cần hợp tác chặt chẽ hơn để xác định và xử lý các hành vi lừa đảo. Việc trao đổi thông tin và dữ liệu giữa các cơ quan sẽ giúp nâng cao hiệu quả phòng chống tội phạm.
- Khuyến khích các cá nhân tố cáo tội phạm: Cần tạo điều kiện cho người dân tố giác các hành vi lừa đảo. Các cơ quan chức năng phải đảm bảo rằng thông tin của người tố giác được bảo mật và họ được bảo vệ.
- Cán bộ được đào tạo và nâng cao năng lực: Cán bộ quản lý đất đai cần được đào tạo thường xuyên về các kỹ thuật lừa đảo mới để phát hiện và xử lý chúng.
- Tiến hành xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần giải quyết trong trường hợp cụ thể, hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Luật Ánh Ngọc qua số Hotline: 0878548558 hoặc Email: lienhe@luatanhngoc.vn để được giải đáp và hỗ trợ bạn nhanh chóng với chi phí hợp lý.