Luật Ánh Ngọc

Thành lập công ty xuất khẩu lao động

Pháp lý doanh nghiệp | 2025-04-06 10:35:06

1. Hiểu thế nào về công ty xuất khẩu lao động

Hiểu thế nào về công ty xuất khẩu lao động
Hiểu thế nào về công ty xuất khẩu lao động

Công ty xuất khẩu lao động hay Công ty hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, hoạt động trong lĩnh vực cung ứng nguồn lao động Việt Nam cho các thị trường lao động quốc tế. 

Một số hoạt động mà công ty xuất khẩu lao động có thể thực hiện trên thực tế là: 

Với những hoạt động đa dạng và cơ hội phát triển trên thị trường lao động quốc tế hiện nay, việc thành lập công ty xuất khẩu lao động đang là vấn đề “hot” với nhiều sự quan tâm.

Gọi ngay

Tư vấn luật sư 0878 548 558

2. Điều kiện để thành lập công ty xuất khẩu lao động 

Để thành lập công ty xuất khẩu lao động, chủ thể có nhu cầu không chỉ phải đáp ứng các điều kiện pháp luật đặt ra đối với doanh nghiệp nói chung mà còn phải đáp ứng các điều kiện riêng để xin được giấy phép xuất khẩu lao động phục vụ hoạt động kinh doanh trong ngành nghề này. Cụ thể như sau: 

2.1. Điều kiện để thành lập doanh nghiệp nói chung

Để thành lập công ty xuất khẩu lao động, trước hết, phải đáp ứng các điều kiện để thành lập công ty. Theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì tổ chức, cá nhân phải chuẩn bị các điều kiện sau: 

(a); Về chủ thể: Theo Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 thì chủ sở hữu công ty phải có đủ năng lực hành vi dân sự (đối với cá nhân) hoặc có tư cách pháp nhân (đối với tổ chức) và không thuộc trường hợp cấm của pháp luật (như là cán bộ công chức nhà nước…)

(b); Về tên doanh nghiệp: doanh nghiệp phải đặt tên gồm 2 bộ phận: loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Đồng thời, tên phải mang tính độc nhất không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên các doanh nghiệp khác đã thành lập. 

Bên cạnh đó, doanh nghiệp không được dùng tên của các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân... hay gây nhầm lẫn về ngành nghề kinh doanh. 

Ví dụ: Công ty hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động không được đặt tên có chứa các từ như nông sản,... gây hiểu nhầm về lĩnh vực kinh doanh. 

(c); Về trụ sở doanh nghiệp: Căn cứ Điều 42 Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp phải đặt trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam, đồng thời phải có quyền sử dụng hợp pháp với địa điểm đặt trụ sở (thể hiện qua hợp đồng thuê mướn hoặc sổ đỏ). 

Đáp ứng được các điều kiện nêu trên, về cơ bản, quý bạn đọc đã có thể thành lập được một doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam. 

2.2. Điều kiện để xin giấy phép xuất khẩu lao động 

Sau khi đáp ứng đủ điều kiện thành lập doanh nghiệp, công ty phải đảm bảo các yêu cầu pháp luật đặt ra để xin được giấy phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động. 

Theo đó, pháp luật Việt Nam hiện hành ghi nhận các điều kiện để xin Giấy phép xuất khẩu lao động hay Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng như sau: 

(a); Về vốn điều lệ: Theo điểm a Khoản 1 Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì để xin Giấy phép xuất khẩu lao động, vốn điều lệ công ty tối thiểu phải là 05 tỷ đồng. Đồng thời, chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty phải là nhà đầu tư trong nước. 

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 23 Nghị định 112/2021/NĐ-CP thì ngoài vốn điều lệ, doanh nghiệp còn phải thực hiện ký quỹ như sau:

(b); Về nhân viên công ty

Đối với người đại diện theo pháp luật: Theo điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 thì người đại diện theo pháp luật cần đáp ứng một số điều kiện sau: 

Đối với nhân viên nghiệp vụ: Căn cứ Điều 4 Nghị định 112/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp phải có ít nhất 08 nhân viên và chất lượng nhân viên đáp ứng yêu cầu sau: 

Ngoài ra, tùy theo nước muốn xuất khẩu lao động mà tiêu chuẩn nhân viên nghiệp vụ cần đáp ứng thêm cũng có sự khác nhau. Ví dụ đưa người lao động làm việc tại Đài Loan thì còn yêu cầu trình độ tiếng trung tối thiểu HSK5….

(c); Về cơ sở vật chất: công ty xuất khẩu lao động phải sở hữu hoặc thuê cơ sở vật chất ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động. Mặt khác, theo Điều 5 Nghị định 112/2021/NĐ-CP, cơ sở vật chất phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: 

(d); Về trang thông tin điện tử: Căn cứ Điều 6 Nghị định 112/2021/NĐ-CP thì trang thông tin điện tử của doanh nghiệp phải đáp ứng yêu cầu sau: 

(d); Về mã ngành đăng ký: một yếu tố mà doanh nghiệp cần phải lưu ý là mã ngành đăng ký phải đúng quy định pháp luật. Theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg thì để thực hiện hoạt động xuất khẩu lao động, doanh nghiệp cần đăng ký mã ngành sau: 

Mã ngành 

Tên ngành 

7810

Hoạt động của các trung tâm, đại lý tư vấn, giới thiệu và môi giới lao động, việc làm

7820 

Cung ứng lao động tạm thời

7830 

Cung ứng và quản lý nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài

Tóm lại, sau khi đáp ứng các điều kiện nêu trên, tổ chức, cá nhân có thể thực hiện thủ tục để thành lập công ty xuất khẩu lao động. 

>>>> Xem thêm bài viết: Thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động doanh nghiệp bảo hiểm

3. Các bước cần thực hiện để thành lập công ty xuất khẩu lao động

Các bước cần thực hiện để thành lập công ty xuất khẩu lao động

Để thành lập công ty xuất khẩu lao động, tổ chức, cá nhân có nhu cầu cần thực hiện các bước sau: 

Bước 1: Nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp 

Theo Điều 21 Luật doanh nghiệp 2020Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì chủ thể nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tới Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính hoặc trực tuyến tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

Bộ hồ sơ đầy đủ bao gồm các giấy tờ sau: 

Bước 2: Thành lập công ty 

Kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho người nộp hồ sơ. 

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày kể từ khi nhận hồ sơ, cơ quan nhà nước ra thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ, trong đó nêu rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung.

Trong vòng 30 ngày kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty phải công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin giấy phép xuất khẩu lao động 

Sau khi thành lập công ty, chủ doanh nghiệp cần xin giấy phép để có thể thực hiện xuất khẩu lao động. Theo Điều 12 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2020 thì bộ hồ sơ cần chuẩn bị gồm: 

Sau khi chuẩn bị đủ giấy tờ trên, doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tới Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 

Bước 4: Nhận giấy phép xuất khẩu lao động 

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét và cấp Giấy phép cho doanh nghiệp.

Trường hợp không cấp Giấy phép, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho doanh nghiệp. 

4. Những khoản phí, lệ phí cần chuẩn bị để thành lập công ty xuất khẩu lao động 

Một vấn đề mà chủ doanh nghiệp quan tâm khi có nhu cầu thành lập doanh nghiệp xuất khẩu lao động là những khoản phí, lệ phí phải nộp. Hiểu được điều này, Luật Ánh Ngọc cung cấp cho quý bạn đọc những chi phí phải dự trù khi thành lập doanh nghiệp. 

Căn cứ Thông tư 259/2016/TT-BTC và Thông tư 47/2019/TT-BTC thì chủ doanh nghiệp cần nộp các khoản sau cho Nhà nước: 

 

Tên chi phí 

Số tiền phải nộp 

Chi phí thành lập doanh nghiệp 

Lệ phí đăng ký doanh nghiệp

50.000 đồng với trường hợp nộp trực tiếp và qua dịch vụ bưu chính. 

Phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

100.000 đồng 

Chi phí xin giấy phép xuất khẩu lao động 

Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài 

5.000.000 đồng/lần

Phí xác minh giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân nước ngoài tiếp nhận lao động Việt Nam 

 
  • Tại Đài Loan 

1.000 Đài tệ/hồ sơ

  • Tại Malaysia

100 Ringgit/hồ sơ

 

Phí xác minh giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân trong nước

100.000 đồng/hồ sơ

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có thể mất thêm các khoản chi phí khác như phí tư vấn, phí chuẩn bị hồ sơ, chi phí photo giấy tờ…

5. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực xuất khẩu lao động 

Theo Điều 7 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2020, sau khi thành lập công ty xuất khẩu lao động, doanh nghiệp không được thực hiện một số hoạt động sau: 

(a); Các hành vi lừa đảo, cưỡng ép và bóc lột người lao động như

(b); Vi phạm quy định về giấy phép và hoạt động:

(c); Vi phạm quy định về tài chính: 

(d); Vi phạm quy định về ngành nghề và địa điểm làm việc:

(e); Vi phạm quy định về xuất cảnh và cư trú:

(f); Gây chậm trễ, phiền hà, cản trở người lao động.

6. Dịch vụ thành lập công ty xuất khẩu lao động của Luật Ánh Ngọc 

Luật Ánh Ngọc là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý doanh nghiệp uy tín, hỗ trợ nhiều khách hàng trong việc thành lập công ty, trong đó có công ty xuất khẩu lao động. Việc lựa chọn Luật Ánh Ngọc làm bên cung ứng dịch vụ sẽ đưa đến cho quý khách hàng những quyền lợi sau: 

Với những quyền lợi trên, dịch vụ tư vấn thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động của Luật Ánh Ngọc là giải pháp pháp lý phù hợp cho tổ chức, cá nhân có nhu cầu. 

7. Những câu hỏi thường gặp 

Thời gian cần thiết để thành lập được công ty xuất khẩu lao động là bao lâu? 

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2020 thì thời gian để thành lập được công ty xuất khẩu lao động là 30 - 60 ngày. Tuy nhiên, tùy vào hồ sơ chuẩn bị và thời gian làm việc của cơ quan nhà nước trên thực tế mà thời gian có thể kéo dài hơn. 

Giấy phép xuất khẩu lao động có cần xin lại hàng năm không? 

Không. Pháp luật hiện nay không quy định về thời hạn của giấy phép xuất khẩu lao động nên trong trường hợp công ty luôn duy trì điều kiện theo quy định pháp luật thì không cần xin lại. 

Công ty không có giấy phép nhưng mượn của công ty khác được không? 

Không. Theo Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì nếu sử dụng giấy phép xuất khẩu lao động của doanh nghiệp khác để tổ chức đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài thì doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 180 - 200 triệu đồng. 

Như vậy, qua bài viết về thành lập công ty xuất khẩu lao động, hy vọng quý khách hàng đã hiểu rõ hơn về điều kiện cũng như quy trình thành lập công ty. Nếu có câu hỏi cần giải đáp hãy liên hệ ngay với Luật Ánh Ngọc để được tư vấn miễn phí!


Bài viết khác

Zalo liên hệ