Luật Ánh Ngọc

Thành lập công ty tư vấn giám sát xây dựng

Pháp lý doanh nghiệp | 2025-04-05 23:35:13

1. Tổng quan về công ty tư vấn giám sát xây dựng 

Tổng quan về công ty tư vấn giám sát xây dựng

Có thể hiểu công ty tư vấn giám sát xây dựng là công ty thực hiện giám sát công tác xây dựng và giám sát công tác lắp đặt thiết bị công trình nhằm đảm bảo nhà thầu thi công thực hiện đúng cam kết và công trình đạt chất lượng tốt nhất. 

Một số hoạt động mà công ty trong lĩnh vực này có thể thực hiện là: 

Với vai trò quan trọng trong công tác xây dựng, hiện nay việc thành lập công ty tư vấn giám sát xây dựng ngày càng được nhiều người quan tâm. 

2. Điều kiện thành lập công ty tư vấn giám sát xây dựng 

Để thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực giám sát xây dựng, chủ thể cần đáp ứng điều kiện chung với doanh nghiệp và điều kiện riêng với ngành nghề. Cụ thể:

2.1. Điều kiện chung với doanh nghiệp 

(a); Về chủ thể: Theo Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 tổ chức, cá nhân khi thành lập doanh nghiệp cần đáp ứng điều kiện:

(b); Điều kiện về tên doanh nghiệp: Theo Luật Doanh nghiệp 2020, tên của công ty phải đáp ứng một số điều kiện nhằm mục đích bảo đảm cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp sau khi thành lập. Cụ thể: 

Ngoài ra, còn một số điều kiện khác như không được phép sử dụng từ ngữ, ký hiệu gây nhầm lẫn về loại hình hoặc không đúng với ngành nghề kinh doanh….

(c); Điều kiện về mức vốn: Để thành lập công ty còn phải đáp ứng các điều kiện về vốn sau: 

Đối với các ngành nghề không yêu cầu mức vốn tối đa và tối thiểu thì việc để vốn điều lệ bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào quy mô kinh doanh và nhu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra, với một số ngành nghề đặc thù, pháp luật còn quy định đáp ứng các điều kiện về mức vốn pháp định hoặc vốn ký quỹ.

Tuy nhiên, theo quy định tại Luật Xây dựng 2014 và Nghị định 175/2024/NĐ-CP thì công ty tư vấn giám sát xây dựng không yêu cầu về mức vốn pháp định nên vốn điều lệ để bao nhiêu hoàn toàn phụ thuộc vào chủ thể thành lập. 

(d); Điều kiện về trụ sở chính: Theo Điều 42 Luật doanh nghiệp 2020 thì trụ sở chính của doanh nghiệp cần đáp ứng một số điều kiện sau:

2.2. Điều kiện riêng với ngành nghề 

Tư vấn giám sát xây dựng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định tại Luật đầu tư 2020 nên muốn thành lập công ty kinh doanh ngành nghề này, chủ thể cần đáp ứng thêm các điều kiện: 

(a); Điều kiện chung: Theo Điều 155 Luật Xây dựng 2014, doanh nghiệp cần đảm bảo các yêu cầu sau 

(b); Điều kiện năng lực của tổ chức tư vấn giám sát thi công xây dựng: Căn cứ Điều 107 Luật Xây dựng 2014, thì tùy vào hạng năng lực mà doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện khác nhau, cụ thể: 

Đối với hạng I:

Đối với hạng II: 

Đối với hạng III: Cá nhân đảm nhận chức danh giám sát trưởng có chứng chỉ hành nghề giám sát từ hạng III trở lên, giám sát viên có chứng chỉ hành nghề giám sát phù hợp với loại công trình, lĩnh vực giám sát thi công xây dựng đăng ký cấp chứng chỉ năng lực.

(c); Điều kiện xin chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng: theo Điều 83 Nghị định 175/2024/NĐ-CP, cá nhân cần đáp ứng thêm một số điều kiện cụ thể như: 

3. Hồ sơ cần chuẩn bị để thành lập công ty tư vấn giám sát xây dựng 

Để thành lập công ty, chủ thể cần chuẩn bị 02 bộ hồ sơ theo quy định pháp luật. Cụ thể: 

(a); Hồ sơ thành lập doanh nghiệp: Theo Điều 21 Luật doanh nghiệp 2020Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì hồ sơ thành lập công ty bao gồm: 

(b); Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề: Theo Điều 88 Nghị định 175/2024/NĐ-CP thì chủ thể cần chuẩn bị các giấy tờ sau: 

4. Quy trình thành lập công ty tư vấn giám sát xây dựng 

Theo Phụ lục IV Luật đầu tư 2020 thì kinh doanh dịch vụ tư vấn giám sát thi công xây dựng công trình là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Do vậy, thành lập công ty tư vấn giám sát xây dựng phải thực hiện 02 giai đoạn: thành lập công ty và xin giấy phép hoạt động ngành nghề. 

Theo đó, quy trình thành lập công ty tư vấn giám sát xây dựng được tiến hành như sau:

4.1. Thành lập công ty 

Bước 1: Nộp hồ sơ 

Sau khi chuẩn bị hồ sơ, Chủ thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính tại Phòng Đăng ký kinh doanh, Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Bên cạnh đó, có thể nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. 

Bước 2: Nhận kết quả

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Bước 3: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp 

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty phải công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong vòng 30 ngày.

Trường hợp không công bố, doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng theo Điều 45 Nghị định số 122/2021/NĐ-CP

4.2. Xin chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát xây dựng 

Xin chứng chỉ hành nghề tư vấn giám sát xây dựng

Đây là ngành nghề có điều kiện, do vậy, để công ty có thể hoạt động trong lĩnh vực này thì sau khi thành lập doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp phải làm thủ tục xin giấy phép con.  

Bước 1: Nộp hồ sơ 

Sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, chủ thể đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề xây dựng gửi 01 bộ hồ sơ qua mạng trực tuyến hoặc qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề.

Theo Điều 77 Nghị định 175/2024/NĐ-CP thì thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề được quy định như sau: 

Bước 2: Xem xét hồ sơ 

Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo một lần bằng văn bản tới cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng trường hợp hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ.

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cá nhân đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề được phê duyệt vào danh sách thi sát hạch do cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề tổ chức. 

Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề thông báo kết quả đánh giá hồ sơ về điều kiện sát hạch cấp chứng chỉ hành nghề trước ngày cuối cùng của tháng tiếp theo đối với hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề nộp trước ngày 15 của tháng hoặc trước ngày 15 của tháng kế tiếp đối với các trường hợp còn lại.

Bước 3: Trả kết quả

Cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề thông báo thời gian, địa điểm sát hạch, danh sách cá nhân đủ điều kiện dự thi sát hạch trước 05 ngày làm việc làm việc tính đến ngày tổ chức thi sát hạch. Đồng thời, kết quả sát hạch được bảo lưu trong thời gian 12 tháng kể từ ngày sát hạch để làm căn cứ xét cấp chứng chỉ hành nghề.

Trong 10 ngày kể từ ngày có kết quả sát hạch đạt yêu cầu, chủ thể được cấp chứng chỉ hành nghề. 

5. Một số lưu ý sau khi thành lập công ty tư vấn giám sát xây dựng

Sau khi thành lập công ty tư vấn giám sát xây dựng, chủ doanh nghiệp cần lưu ý một số vấn đề để hoạt động công ty được diễn ra liền mạch, phù hợp quy định pháp luật. 

5.1. Hoàn thiện thủ tục pháp lý 

Để thành lập doanh nghiệp và đưa doanh nghiệp vào hoạt động thì không chỉ cần những hoạt động thành lập, cho ra Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà còn cần những thủ tục sau thành lập cần hoàn thiện như: 

5.2. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế 

Khi thành lập công ty, doanh nghiệp cần chú ý đến 3 loại thuế chính:

>>>> Xem thêm bài viết: Thành lập công ty về giáo dục

6. Câu hỏi thường gặp

Thành lập công ty tư vấn giám sát xây dựng cần bao nhiêu chi phí? 

Để thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực này, chủ doanh nghiệp cần dự trù các khoản sau: 

Chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng có thời hạn không? 

Có. Theo Khoản 5 Điều 73 Nghị định 175/2024/NĐ-CP thì chứng chỉ hành nghề giám sát xây dựng có thời hạn trong vòng 10  năm. 

Thời gian tối thiểu để thành lập xong công ty tư vấn giám sát xây dựng là bao lâu?

Để thành lập công ty tư vấn giám sát xây dựng, thời hạn tối thiểu là 30 ngày trong trường hợp hồ sơ hợp lệ. 

Như vậy, qua bài viết về thành lập công ty tư vấn giám sát xây dựng chúng tôi hy vọng đã giải đáp được thắc mắc của quý khách hàng. Nếu có thắc mắc cần giải quyết hãy liên hệ ngay với Luật Ánh Ngọc để được tư vấn miễn phí!

 


Bài viết khác