1. Thực trạng phát triển nông nghiệp tại Vĩnh Hưng
Theo số liệu thống kê được từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Vĩnh Hưng cho biết huyện Vĩnh Hưng đã xuống giống được 23.865 ha lúa trong năm 2024, trong đó:
- Người dân liên kế với doanh nghiệp chiếm 11,7%;
- Người dân với thương lái chiếm 77,3%;
- Đạt 96,2% (tương ứng với 1.350ha) cho diện tích lúa ứng dụng công nghệ cao.
Trước tình hình phát triển nông nghiệp tại địa bàn huyện là nền tảng cho việc gia tăng các công ty, doanh nghiệp nhỏ lẻ hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông sản ở đây. Dưới đây là một số nét chính về thực trạng phát triển nông nghiệp tại huyện:
1.1. Thành tựu đạt được:
- Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, giảm chi phí và tăng năng suất;
- Sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất;
- Các doanh nghiệp, công ty sản xuất nông sản được thành lập và hoạt động ngày càng nhiều, tạo điều kiện sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
1.2. Khó khăn và thách thức:
- Kế hoạch triển khai còn khó khăn, chưa đồng đều;
- Kết cấu hạ tầng nông thôn chưa đồng bộ;
- Nguồn vốn đầu tư nông nghiệp còn hạn hẹp;
- Việc tìm kiếm thị trường, đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp còn nhiều khó khăn.
2. Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
Khi thành lập công ty kinh doanh xuất khẩu gạo cần đáp ứng một trong 03 điều kiện sau:
- Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo (do cơ quan có thẩm quyền ban hành);
- Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo;
- Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
Lưu ý: Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề Nghị cấp Giấy chứng nhận để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.
3. Cách xác định mã ngành, nghề xuất khẩu nông sản (lúa gạo) đúng theo pháp luật
Để xác định đúng mã ngành, nghề xuất khẩu nông sản (lúa gạo) theo đúng pháp luật và theo nhu cầu kinh doanh cần tra cứu tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam.
Một số ngành nghề có liên quan đến xuất khẩu nông sản như sau:
Mã ngành xuất khẩu nông sản |
|
0111 - Trồng lúa |
4631 - Bán buôn gạo, lúa mì, hạt ngũ cốc khác, bột mì |
0118 - Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa |
4632 - Bán buôn thực phẩm |
0119 - Trồng cây hàng năm khác |
4711 - Bán lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào chiếm tỷ trọng lớn trong các cửa hàng kinh doanh tổng hợp |
0121 - Trồng cây ăn quả |
4721 - Bán lẻ lương thực trong các cửa hàng chuyên doanh |
4620 - Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống) |
4722 - Bán lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh |
Trường hợp kinh doanh xuất khẩu nông sản (lúa gạo) cần đáp ứng thêm điều kiện về:
- Cơ sở vật chất;
- Có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh theo Nghị định 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo;
- Có Giấy chứng nhận lưu hành tự do CFS.
Công ty xuất khẩu lúa gạo cần liên hệ với nước nhập khẩu để biết thêm những quy định cụ thể khác.
4. Thủ tục thành lập công ty cổ phần xuất khẩu nông sản (lúa gạo) tại Vĩnh Hưng
05 bước thành lập công ty xuất khẩu nông sản:
- Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ thành lập
- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty xuất khẩu nông sản;
- Điều lệ công ty
- Danh sách cổ đông sáng lập;
- CCCD/ Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật, các cổ đông (bản sao);
- Giấy ủy quyền (sử dụng dịch vụ thành lập công ty tại Luật Ánh Ngọc).
- Bước 2: Nộp hồ sơ đến Sở Kế hoạch và Đầu tư;
- Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ;
- Bước 4: Nhận Giấy chứng nhận trong 3 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ;
- Bước 5: Thực hiện các công việc sau khi thành lập công ty, bao gồm:
- Khắc con dấu;
- Treo bảng hiệu;
- Mua chữ ký số, kê khai thuế;
- Nộp hồ sơ khai thuế ban đầu;
- Mở tài khoản ngân hàng và thủ tục thông báo phát hành hóa đơn điện tử;
- Các nội dung công việc khác (liên hệ để được Luật Ánh Ngọc tư vấn cụ thể).
Để kinh doanh xuất khẩu lúa gạo, công ty cần xin cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh đúng theo quy định tại Điều 6 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị (theo mẫu 01 tại Phụ lục Nghị định 107/2018/NĐ-CP);
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản sao có chứng thực);
- Hợp đồng thuê kho chứa hoặc giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu kho chứa (bản sao có chứng thực).
Thời hạn xin cấp Giấy phép là 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ thì Bộ Công thương sẽ cấp Giấy phép theo quy định.
5. Các câu hỏi liên quan đến kinh doanh xuất khẩu nông sản (lúa gạo)
5.1 Khi thành lập công ty cổ phần xuất khẩu nông sản (lúa gạo) cần đóng những loại thuế nào?
03 cần phải đóng khi thành lập công ty cổ phần xuất khẩu nông sản, gồm:
- Tờ khai thuế môn bài;
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN);
- Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT).
5.2 Thành lập công ty xuất khẩu gạo có cần đăng ký Mã HS không?
Ngoài các giấy tờ pháp lý thành trên, để được xuất khẩu gạo ra nước ngoài cũng cần đăng ký mã HS (HS code) - mã phân loại hàng hóa xuất nhập khẩu.
Bạn có thể tham khảo thêm: Tại đây
5.3 Biểu thuế của gạo xuất khẩu nước ngoài là bao nhiêu?
Thuế giá trị gia tăng (GTGT) của gạo xuất khẩu là 0%. Cơ sở kinh doanh xuất khẩu gạo được hoàn lại thuế GTGT đầu vào của gạo xuất khẩu theo quy định (theo Công văn 13091/BTC-TCT).
Thuế suất xuất khẩu theo danh mục mặt hàng chịu thuế nhóm 10.06 (lúa, gạo) là 0% (căn cứ tại Nghị định 26/2023/NĐ-CP).
Nếu bạn còn thắc mắc khác cần hỗ trợ, xin vui lòng liên hệ với Luật Ánh Ngọc qua thông tin dưới đây để được Luật sư cùng đội ngũ chuyên viên tư vấn hướng dẫn quy trình đăng ký thành lập công ty một cách nhanh chóng với chi phí hợp lý.