1. Đôi nét về thành lập doanh nghiệp tại Bắc ninh
Bắc Ninh là một địa bàn có khá nhiều điểm thuận lợi cho phát triển việc kinh doanh, là nơi thu hút nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước, bởi những ưu điểm khá ưu việt của nơi đây: Bắc Ninh có nguồn nhân công dồi dào, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế, thêm vào đó, vị trí địa lý với trục giao thông rất thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa đến các tỉnh, các cửa khẩu và hải cảng,… Chính vì những ưu điểm này, Bắc Ninh có thể nói là nơi tập trung khá nhiều các khu công nghiệp,… và có những chính sách tiếp tục xây dựng, mở rộng các khu công nghiệp khác nữa tại Bắc Ninh.
Tính chung 12 tháng, toàn tỉnh thành lập mới được 3.517 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký là 35.476 tỷ đồng, so với cùng kỳ tăng 10,1% về số doanh nghiệp và tăng 9,8% về tổng vốn đăng ký; vốn đăng ký bình quân một doanh nghiệp thành lập mới đạt 10,1 tỷ đồng, giảm 0,2%; số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 981 doanh nghiệp, tăng 17,3%. Cũng trong 12 tháng, có 407 doanh nghiệp giải thể tự nguyện, tăng cao 34,8% và có đến 1.865 doanh nghiệp tạm dừng hoạt động, tăng 2,1%.
Có thể thấy số lượng đăng ký doanh nghiệp trên tỉnh Bắc Ninh rất lớn và còn có xu hướng tăng mạnh trong thời gian tới. Do đó, với mục đích hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ pháp lý tốt nhân cho các doanh nhân, các nhà đầu tư trong việc thành lập doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, Công ty Luật Ánh Ngọc sẽ hướng dẫn chi tiết thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh.
2. Điều kiện cụ thể thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh
Các điều kiện cụ thể thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh như sau:
- Thứ nhất, cá nhân, tổ chức phải góp đủ vốn điều lệ đã đăng ký trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu quá thời hạn mà vẫn không góp đủ thì phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ trong 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn;
- Thứ hai, cá nhân, tổ chức phải thỏa điều kiện được phép kinh doanh và không thuộc trường hợp theo khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020;
- Thứ ba, ngành nghề kinh doanh phải phù hợp với nhu cầu kinh doanh;
- Thứ tư, tên doanh nghiệp không được trùng hoặc dễ gây nhầm lẫn với doanh nghiệp đã có sẵn trong Cơ sở dữ liệu quốc gia và doanh nghiệp phải đặt trên lãnh thổ Việt Nam và không đặt tại căn hộ chung cư để ở hoặc nhà tập thể theo Điều 42 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 6 Luật Nhà ở 2014;
- Thứ năm, có người đại diện theo pháp luật theo Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập Công ty trọn gói tại Việt Nam
3. Các loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Bắc Ninh
Các loại hình doanh nghiệp |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Công ty TNHH một thành viên |
-Có tư cách pháp nhân -Chịu trách nhiệm hữu hạn về tài sản (chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đưa vào kinh doanh). -Do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu do đó chủ sở hữu có toàn quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty, không cần xin ý kiến hay góp ý từ các chủ thể khác. |
-Khó khăn trong việc huy động vốn. -Khi muốn tăng hoặc giảm vốn điều lệ bằng cách chuyển nhượng vốn góp cho người khác hoặc tiếp nhận phần vốn của thành viên mới thì phải chuyển đổi sang công ty TNHH hạn hai thành viên trở lên. -Không được phát hành cổ phiếu. |
Công ty TNHH hai thành viên |
-Có tư cách pháp nhân -Các thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. -Việc mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp giữa các thành viên trong công ty được luật pháp quy định khá chặt chẽ nên nhà quản lý dễ dàng kiểm soát được phần vốn góp của các thành viên, hạn chế được sự gia nhập của người lạ vào công ty. |
-Không có quyền phát hành trái phiếu -Chịu sự quản lý của pháp luật chặt chẽ hơn so với các công ty hợp danh hay doanh nghiệp tư nhân. -Trong một số trường hợp, do việc các thành viên chủ sở hữu công ty chỉ chịu trách nhiệm theo phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp nên khiến cho nhiều đối tác và khách hàng không thực sự muốn hợp tác vì sợ rủi ro có thể xảy ra mà họ phải chịu. |
Công ty cổ phần |
-Có tư cách pháp nhân -Chủ sở hữu có thể tự do huy động vốn bằng cách phát hành cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác -Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. -Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác trừ các cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết và các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập trong vòng 3 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ký kinh doanh. |
-Dễ có sự phân hoá các nhóm cổ đông đối kháng nhau về mặt lợi ích nên việc quản lý, điều hành công ty sẽ phức tạp hơn. -Việc thành lập và quản lý công ty cổ phần phức tạp hơn các loại hình công ty khác do bị ràng buộc chặt chẽ bởi các quy định của pháp luật, đặc biệt về chế độ tài chính, kế toán. |
Doanh nghiệp tư nhân |
-Thủ tục thành lập công ty đơn giản -Chủ doanh nghiệp có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. -Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản. -Doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động kinh doanh nên có thể dễ dàng tạo dựng sự tin tưởng từ đối tác, khách hàng. |
-Chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản với công ty nghĩa là nếu xảy ra trường hợp công ty phá sản, chủ sở hữu phải dùng toàn bộ tài sản cá nhân của mình để thanh toán các khoản nợ. -Không có tư cách pháp nhân. -Không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào trên thị trường; -Không được góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần trong các loại hình doanh nghiệp khác; -Chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. |
Công ty hợp danh |
-Thành viên công ty là những cá nhân có trình độ chuyên môn, uy tín nghề nghiệp nên tạo được sự tin cậy cho đối tác. -Do chế độ liên đới chịu trách nhiệm vô hạn của các thành viên hợp danh mà công ty hợp danh dễ dàng tạo được sự tin cậy với đối tác kinh doanh. |
-Chủ sở hữu chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản với công ty nghĩa là nếu xảy ra trường hợp công ty phá sản, chủ sở hữu phải dùng toàn bộ tài sản cá nhân của mình để thanh toán các khoản nợ. -Không được phát hành cổ phiếu để huy động vốn |
4. Dịch vụ thành lập công ty tại Bắc Ninh
4.1. Luật Ánh Ngọc tư vấn thành lập công ty tại Bắc Ninh
Có một số khó khăn mà khách hàng có thể gặp phải khi đăng ký thành lập công ty tại Bắc Ninh như sau:
- Chưa nắm rõ quy định, thủ tục dẫn đến không biết bắt đầu từ đâu;
- Điền sai thông tin dẫn đến bị từ chối nhiều lần;
- Khó khăn trong việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký;
- Khó xác định được địa điểm, phòng ban để thực hiện thủ tục.
Những khó khăn ấy sẽ được giải quyết ngay với dịch vụ đăng ký thành lập công ty tại Bắc Ninh của Luật Ánh Ngọc. Bạn chỉ cần cung cấp cho Luật Ánh Ngọc một số thông tin cơ bản sau:
- Tên doanh nghiệp
- Địa chỉ doanh nghiệp
- Ngành nghề kinh doanh
- Vốn kinh doanh
- Thông tin của người đại diện theo pháp luật
Luật Ánh Ngọc sẽ hoàn tất những công việc và hồ sơ còn lại giúp bạn! Gọi ngay
4.2 Thủ tục thành lập công ty tại bắc ninh gồm mấy giai đoạn?
Thủ tục thành lập công ty tại Bắc Ninh gồm có 4 bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các thông tin cần thiết
- Khách hàng cần chuẩn bị sẵn một vài thông tin sau:
- Tên Công ty: Công ty ABC
- Địa chỉ Công ty: Số XX, phường YY, thành phố/huyện ZZ, tỉnh Bắc Ninh;
- Người đại diện theo pháp luật của Công ty: ông Nguyễn Văn A;
- Loại hình hoạt động của công ty: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH, Công ty cổ phần…(Khách hàng có thể tham khảo ưu và nhược điểm của từng loại hình hoạt động của Công ty mà chúng tôi đã tư vấn ở mục 3)
- Một số giấy tờ để hoàn thiện hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp: CMND/CCCD/Hộ chiếu của người đứng tên doanh nghiệp (có công chứng, chứng thực)
- Lên ý tưởng ngành nghề kinh doanh mà khách hàng dự định kinh doanh, Luật Ánh Ngọc sẽ hỗ trợ bạn ở một số lĩnh vực đặc biệt như: kinh doanh sắt, thép....
- Các giấy tờ khác Luật Ánh Ngọc sẽ hỗ trợ soạn thảo như:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp (theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT);
- Điều lệ công ty;
- Danh sách thành viên hoặc cổ đông sáng lập tương ứng với loại hình doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận đầu tư đối với doanh nghiệp thành lập hoặc tham gia thành lập (có yếu tố nước ngoài);
- Giấy ủy quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Hồ sơ được nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh theo các hình thức sau:
- Nộp trực tiếp;
- Nộp trực tuyến qua Cổng thông tin Quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Cơ quan, chuyên viên có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Xác định tính hợp lệ và yêu cầu bổ sung, sửa đổi hồ sơ (nếu có). Sau khi hoàn tất toàn bộ quy trình và được duyệt hồ sơ thì khách hàng sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và con dấu của công ty.
Lưu ý: Ở một số địa bàn chỉ nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp trực tuyến, cho nên cần xác định địa chỉ đặt trụ sở doanh nghiệp chính xác.
4.3. Dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh của Luật Ánh Ngọc có gì đặc biệt
Việc sử dụng dịch vụ thành lập công ty là một lựa chọn thông minh cho các doanh nghiệp. Dịch vụ tư vấn thành lập công ty của Luật Ánh Ngọc giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo tính chính xác trong quá trình thành lập. Đến với Luật Ánh Ngọc, chúng tôi cam kết sẽ giúp bạn hoàn thành thủ tục thành lập công ty tại Bắc Ninh một cách nhanh chóng, chuẩn pháp lý:
- Tư vấn hoàn thiện hồ sơ nội bộ của doanh nghiệp sau khi thành lập doanh nghiệp;
- Tư vấn cho doanh nghiệp cần phải tiến hành các thủ tục pháp lý gì sau khi thành lập doanh nghiệp;
- Hỗ trợ soạn thảo hợp đồng, xin giấy phép liên quan đến ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
- Cung cấp Văn bản pháp Luật trong lĩnh vực hoạt động cho các doanh nghiệp sau thành lập.
5. Giải đáp thắc mắc:
5.1. Khi nào nên thành lập công ty?
- Công việc kinh doanh của bạn đòi hỏi cần phải sử dụng hoá đơn giá trị gia tăng.
- Bạn cần tư cách pháp nhân để ký kết các hợp đồng buôn bán, gia công, kinh doanh dịch vụ.
- Bạn cần phải hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh dịch vụ đúng theo quy định của nhà nước.
- Bạn cần sự bảo hộ từ pháp luật cho thương hiệu của sản phẩm, doanh nghiệp mà bạn kinh doanh. Doanh nghiệp khác không có quyền lấy thương hiệu của bạn để tiến hành kinh doanh.
5.2. Chi phí đăng ký thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh
Theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC thì chi phí đăng ký thành lập doanh nghiệp như sau:
Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (bao gồm: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp): 50.000 Đồng/lần.
Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp:
- Cung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh: 20.000 Đồng/bản;
- Cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Cung cấp báo cáo tài chính các loại doanh nghiệp: 40.000 Đồng/bản
- Cung cấp báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp: 150.000 Đồng/báo cáo
- Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: 100.000 Đồng/lần
- Cung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản từ 125 bản/tháng trở lên: 4.500.000 Đồng/tháng.
5.3. Lưu ý về việc chọn địa chỉ đặt doanh nghiệp
- Doanh nghiệp khi chọn địa chỉ đặt công ty phải lưu ý là địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ xác định, cụ thể, không được sử dụng địa chỉ giả;
- Không được sử dụng khu chung cư hoặc nhà tập thể làm địa chỉ cho công ty;
- Doanh nghiệp có thể sử dụng địa chỉ nhà riêng hoặc thuê văn phòng để đặt địa chỉ công ty ở Bắc Ninh;
- Doanh nghiệp cần có địa chỉ hoạt động kinh doanh thì mới được phép đăng ký kinh doanh.
Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần giải quyết trong trường hợp cụ thể, hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Luật Ánh Ngọc qua số Hotline: 0878548558 hoặc Email: lienhe@luatanhngoc.vn để được giải đáp và hỗ trợ bạn nhanh chóng với chi phí hợp lý.