1. Các hình thức xóa án tích
Xóa án tích được hiểu là không có án tích khi người bị kết án đã đủ điều kiện xóa án theo quy định của pháp luật, là một quy định mang tính nhân đạo của pháp luật Hình sự Việt Nam.
Theo đó, có 02 hình thức xóa án tích: Đương nhiên được xóa án tích và xóa án tích theo quyết định của Tòa án.
2. Quy định của pháp luật về điều kiện đương nhiên xóa án tích
Căn cứ khoản 1 Điều 70 Bộ luật Hình sự 2015 quy định Người bị kết án được đương nhiên xóa án tích khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đã chấp hành xong hình phạt chính, thời hạn thử thách đối với án treo;
- Hết thời hiệu thi hành bản án theo thời hạn Luật định;
- Không có hành vi phạm tội mới trong thời hạn theo quy định.
Lưu ý: Cá nhân bị kết án phải lưu giữ các giấy tờ liên quan trong suốt quá trình chấp hành án phạt của mình nhằm thuận tiện cho việc xác minh thông tin, gồm:
- Bản án hình sự (bản sao);
- Giấy chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, biên lai thu tiền án phí và các nghĩa vụ khác trong bản án (nếu có);
- Giấy chứng nhận đặc xác;
- Các giấy tờ khác theo quy định.
3. Quy định của pháp luật về xóa án tích theo quyết định của Tòa án
Căn cứ khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 quy định 04 điều kiện được Tòa án ra quyết định xóa án tích:
- Dựa vào tính chất tội phạm đã thực hiện;
- Hành vi chấp hành án, thái độ lao động phục vụ;
- Đã chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung, án phí, nghĩa vụ dân sự;
- Đã chấp hành hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án kể từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời hạn án treo và không vi phạm tội mới trong thời hạn do Luật quy định.
Theo đó, có thể hiểu rằng để được Xóa án tích theo quyết định của Tòa án, người bị kết án phải đáp ứng nhiều điều kiện hơn so với đương nhiên được xóa án tích, bao gồm xem xét trên cơ sở tính chất phạm tội, thái độ lao động khi chấp hành án phạt.
4. Trình tự, thủ tục xóa án tích theo quy định hiện hành
Để thực hiện việc xóa án tích, người bị kết án cần nắm được quy trình xóa án tích trong 02 trường hợp sau:
4.1. Thủ tục xác nhận đủ điều kiện đương nhiên được xóa án tích:
Trình tự xác nhận đủ điều kiện đương nhiên xóa án tích gồm:
- Bước 1: Người bị kết án đến Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia, Bộ Tư pháp và Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp với nội dung xác nhận không có án tích;
- Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền cập nhật thông tin xóa án tích;
- Bước 3: Xem xét điều kiện xóa án tích theo quy định;
- Bước 4: Cấp Phiếu lý lịch tư pháp xác nhận “không có án tích” (khi đủ điều kiện đương nhiên xóa án tích);
- Bước 5: Người yêu cầu nhận Phiếu lý lịch tư pháp.
Lưu ý: 02 loại Phiếu lý lịch tư pháp được yêu cầu cấp khi đủ điều kiện đương nhiên xóa án tích:
- Phiếu lý lịch tư pháp số 1: Xác nhận không có án tích trong trường hợp như: xin việc làm, học nghề, du học,...;
- Phiếu lý lịch tư pháp số 2: Biết được thông tin lý lịch và phục vụ công tác điều tra, truy tố và xét xử của cơ quan tiến hành tố tụng.
Đối với trường hợp đương nhiên được xóa án tích mà người bị kết án muốn xin giấy xác nhận xóa án tích thì nộp cho Tòa án các giấy tờ sau:
- Đơn xin xác nhận xóa án tích;
- Bản sao CCCD/ Hộ chiếu;
- Giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt tù của trại giam nơi thụ hình án cấp;
- Giấy xác nhận cơ cơ quan thi hành án dân sự xác nhận đã hoàn thành xong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt;
- Giấy chứng nhận không phạm tội mới do công an cấp huyện nơi người bị kết án thường trú cấp.
4.2 Thủ tục đề nghị Tòa án ra quyết định xóa án tích:
07 bước đề nghị Tòa án ra quyết định xóa án tích:
- Bước 1: Người bị kết án chuẩn bị hồ sơ xóa án tích:
- Tờ khai (theo mẫu) của Tòa án;
- Đơn xin xóa án tích;
- Bản sao CCCD/ Hộ chiếu;
- Giấy chứng nhận không phạm tội mới của cơ quan công an cấp xã nơi người có yêu cầu thường trú;
- Giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù;
- Giấy xác nhận cơ cơ quan thi hành án dân sự xác nhận đã hoàn thành xong các khoản bồi thường, án phí, tiền phạt;
- Văn bản đề nghị của chính quyền, cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án thường trú, công tác (áp dụng cho xóa án tích trong trường hợp đặc biệt).
- Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tòa án, nơi xét xử sơ thẩm qua:
- Trực tiếp tại Tòa án;
- Qua Bưu điện.
- Bước 3: Tòa án xem xét và chuyển hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp (trong 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ);
- Bước 4: Viện kiểm sát giải quyết hồ sơ (sau 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ);
- Bước 5: Viện kiểm sát gửi thông báo bằng văn bản và chuyển hồ sơ cho Tòa án;
- Bước 6: Tòa án ra quyết định xóa án tích (khi hồ sơ hợp lệ);
- Bước 7: Người bị kết án nhận quyết định.
5. Cách tính thời gian để xóa án tích như thế nào?
Căn cứ theo Điều 73 Bộ luật Hình sự 2015 thì cách tính thời gian để xóa án tích sẽ căn cứ vào hình phạt chính đã tuyên.
Trường hợp, người bị kết án chưa được xóa án tích mà vi phạm tội mới và bị Tòa án kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật thì thời gian để xóa án tích cũ được tính lại kể từ khi chấp hành xong án phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc khi hết thời hiệu thi hành bản án mới.
>>Xem thêm bài viết: Dịch vụ tư vấn xóa án tích tại Hà Nội
6. Ví dụ về cách xóa án tích
Anh A bị kết án 02 năm tù về tội trộm cắp. Sau khi chấp hành xong hình phạt, anh A muốn xin việc làm nhưng bị từ chối vì có tiền án. Vì vậy, anh A muốn xóa án tích để xin việc thuận lợi hơn. Theo đó, anh A có thể tham khảo các bước sau:
- Bước 1: Tìm hiểu thông tin về quy định xóa án tích đối với tội trộm cắp.
- Bước 2: Kiểm tra lại bản án, giấy chứng nhận chấp hành án và các giấy tờ liên quan khác.
- Bước 3: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu.
- Bước 4: Có thể liên hệ trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền hoặc nhờ luật sư tư vấn và hỗ trợ trong việc chuẩn bị hồ sơ;
- Bước 5: Nộp hồ sơ đến Sở Tư pháp;
- Bước 6: Chờ đợi kết quả từ Sở Tư pháp;
- Bước 7: Nhận quyết định xóa án tích (nếu hồ sơ hợp lệ).
Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần giải quyết trong trường hợp cụ thể, hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Luật Ánh Ngọc sẵn sàng giải đáp và hỗ trợ bạn nhanh chóng với chi phí hợp lý.