Luật Ánh Ngọc

Nhận diện tội làm giả giấy tờ chiếm đoạt tài sản

Tư vấn luật hình sự | 2025-04-12 10:27:27

1. 03 thủ đoạn làm giả giấy tờ chiếm đoạt tài sản dễ mắc phải

Gần đây, xuất hiện nhiều tin tức về các vụ lừa đảo tinh vi và phức tạp, trong đó có thủ đoạn làm giả giấy tờ để chiếm đoạt tài sản. Các đối tượng thường nhắm đến những người trung niên, những người ít tiếp xúc với mạng xã hội,... để thực hiện các thủ đoạn xảo quyệt, cụ thể như: 

2. Làm giả giấy tờ chiếm đoạt tài sản bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Mục 10 Phần I Công văn 212/TANDTC-PC-2019 có nội dung như sau: “Hành vi làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản đã xâm phạm vào 02 khách thể khác nhau được BLHS bảo vệ (quy định tại Điều 174 và Điều 341 của Bộ luật Hình sự), nên nếu hành vi đó có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự cả về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174) và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức (Điều 341).”

Như vậy, với hành vi làm giả giấy tờ tài liệu của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản nếu có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm thì bị xử lý hình sự cả về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức.

Theo đó, mức xử phạt tại Điều 174 BLHS được quy định như sau: Điều luật quy định 04 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung.

Khung hình phạt cơ bản có mức cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản

Đối với mức xử phạt về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức tại Điều 341 BLHS có quy định như sau:

Khung hình phạt cơ bản có mức xử phạt thì 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức phạt tù từ 02 năm đến 05 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 03 năm đến 07 năm được quy định cho trường hợp phạm tội có một trong các tình tiết định khung hình phạt tăng nặng sau:

Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là: Phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 50 triệu đồng.

3. Vướng mắc xác định tội danh hành vi làm giả giấy tờ chiếm đoạt tài sản

3.1. Vướng mắc trong việc xác định tội danh

Trong thực tiễn xét xử, đã có nhiều trường hợp vướng mắc trong việc xác định tội danh. Điều này dẫn đến cần có hướng dẫn thống nhất từ các cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo việc áp dụng pháp luật chính xác.

Ví dụ: Trong một số vụ án, Toà án đã bỏ sót hành vi làm giả giấy tờ trong khi chỉ xử lý về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

3.2. Việc sử dụng, giấy tờ tài liệu giả có phải là dấu hiệu đặc trưng mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

Việc sử dụng giấy tờ, tài liệu giả không phải là dấu hiệu đặc trưng mặt khách quan của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. “Thủ đoạn gian dối” của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không bao gồm hành vi sử dụng giấy tờ, tài liệu giả hay không hình thành nguyên tắc xử lý về tội nặng hơn khi đối tượng sử dụng giấy tờ, tài liệu giả để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Do đó, nếu chỉ xử lý người có hành vi sử dụng giấy tờ, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức để lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 174 BLHS (không có các tình tiết định khung tăng nặng khác) sẽ dẫn đến việc xử lý không bao quát và bảo vệ toàn diện các khách thể đã bị xâm hại.

Nếu bạn còn thắc mắc hoặc cần giải quyết trong trường hợp cụ thể, hãy liên hệ ngay với chúng tôi - Luật Ánh Ngọc qua số Hotline: 0878548558 hoặc Email: lienhe@luatanhngoc.vn để được giải đáp và hỗ trợ bạn nhanh chóng với chi phí hợp lý.


Bài viết khác