Luật Ánh Ngọc

Hành vi tự ý bóc mở thư của người khác

Tư vấn luật hình sự | 2024-07-15 08:50:40

1. Hành vi tự ý bóc mở thư của người khác

Hiện nay, với sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, việc trao đổi thông tin giữa các cá nhân, tổ chức thông qua thư tín, điện thoại, .. đã trở thành phương thức liên lạc, trao đổi cơ bản nhất trong đời sống. 

Do đó, nội dung thư tín thường chứa đựng những thông tin nhân thân hoặc những thông tin bí mật của cá nhân, tổ chức. 

Việc tự ý bóc mở thư của người khác không những gây khó chịu cho người đó mà còn là hành vi vi phạm quy định pháp luật

Bởi lẽ, tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 đã khẳng định: Quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là một trong những quyền nhân thân cơ bản của cá nhân và được pháp luật bảo vệ. 

Tức là, không ai có quyền xâm phạm đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người khác. 

Trong đó, thư tín cũng như các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được đảm đảm an toàn và bí mật.

Việc bóc mở thư của người khác chỉ được thực hiện khi người đó đồng ý hoặc pháp luật có quy định.  

Do đó, người thực hiện hành vi tự ý bóc mở thư của người khác trái pháp luật phải chịu chế tài pháp luật. 

2. Xử lý hành vi tự ý bóc mở thư của người khác

Theo quy định pháp luật hiện hành, hành vi tự ý bóc mở thư của người khác có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của hành vi. 

Xử lý hành vi tự ý bóc mở thư của người khác

2.1. Trách nhiệm hành chính 

Căn cứ quy định tại Điểm a Khoản 4 Điều 10 Nghị định 15/2020/NĐ-CP, hành vi bóc mở bưu gửi trái pháp luật có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng

Ngoài ra, Nghị định này cũng có quy định về việc xử phạt một số hành vi liên quan đến việc tự ý bóc mở thư của người khác tại Điều 102 như sau: 

- Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của người khác khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;

- Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm người khác

- Tiết lộ thông tin đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Những hành vi nêu trên có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. 

2.2. Trách nhiệm hình sự

Theo Điều 159 Bộ luật Hình sự, người thực hiện hành vi xâm phạm bí mật an toàn thư tín của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu trước đó, đã bị xử lý kỷ luật hoặc bị phạt hành chính về hành vi này. 

Khi đó, người phạm tôi có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm

Ngoài ra, nếu có một trong những tình tiết định khung như sau thì có thể phải đối mặt với mức án cao hơn là bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm

- Có tổ chức;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

- Phạm tội 02 lần trở lên;

- Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;

- Làm nạn nhân tự sát.


Bài viết khác