Luật Ánh Ngọc

Nghị quyết hướng dẫn Điều 321 Bộ luật Hình sự

Tư vấn luật hình sự | 2024-10-16 20:38:47

Tội đánh bạc là loại tội phạm khá phổ biến hiện nay. Tội danh này được quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự. 

Trước đây, Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP được ban hành nhằm hướng dẫn áp dụng quy định về Tội đánh bạc theo quy định của luật cũ là Bộ luật Hình sự 1999. 

Tuy nhiên, đến hiện nay, chưa có văn bản thay thế Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP vì thế nội dung của Nghị quyết này vẫn được áp dụng đối với quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự - Tội đánh bạc. 

1. Quy định về Tội đánh bạc tại Điều 321 Bộ luật Hình sự

Tại Khoản 1 Điều 321 Bộ luật Hình sự quy định về dấu hiệu cơ bản của tội đánh bạc như sau: 

Hành vi đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào mà giá trị tiền đánh bạc từ 05 triệu đồng hoặc dưới 05 triệu đồng nhưng thuộc trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự (TNHS): 

Trong trường hợp này, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 2 Điều này, nếu hành vi phạm tội có những tình tiết định khung như sau thì người phạm tội có thể phải đối mặt với mức án phạt tù từ 03 năm đến 07 năm

2. Nội dung hướng dẫn tại Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP

Nội dung hướng dẫn về Tội đánh bạc - Điều 321 Bộ luật Hình sự được quy định tại Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP với những nội dung như sau: 

2.1. Một số khái niệm

Thứ nhất, khái niệm “đánh bạc trái phép”

Đánh bạc trái phép được hiểu là việc đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào nhằm mục đích được thua bằng tiền hoặc hiện vật mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp phép. 

Hoặc, được cấp phép nhưng không thực hiện đúng với nội dung quy định tại giấy phép. 

Thứ hai, khái niệm “tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc”

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP, tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc bao gồm: 

- Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

- Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

- Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.

Thứ ba, tình tiết định khung “có tính chất chuyên nghiệp”

Tình tiết này được áp dụng để truy cứu TNHS đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu sau: 

- Đánh bạc từ năm lần trở lên;

- Mỗi lần đánh bạc đều thỏa mãn dấu hiệu cơ bản của Tội đánh bạc (nêu tại mục 1);

- Người phạm tội lấy tiền, hiện vật do đánh bạc mà có làm nguồn sống chính.

Ngoài ra, tại một số văn bản khác cũng có quy định hướng dẫn một số tình tiết, khái niệm liên quan đến Điều 321 Bộ luật Hình sự - Tội đánh bạc như sau: 

Một là, tình tiết “tái phạm nguy hiểm”

Tình tiết này được định nghĩa tại Khoản 2 Điều 53 Bộ luật Hình sự. 

Theo đó, những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm

- Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

- Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

Trong đó, tái phạm được hiểu là việc người phạm tội đã bị kết án, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý hoặc thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

Hai là, thời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính

Theo nội dung quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự, có đề cập đến việc truy cứu TNHS đối với trường hợp trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc. 

Tuy nhiên, tại Luật xử lý vi phạm hành chính có quy định về thời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính đối với từng biện pháp xử lý hành chính.

Tức là, cá nhân trước đó bị xử phạt hành chính nhưng đã qua thời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính thì được xác định là chưa bị xử phạt hành chính. 

Cụ thể được quy định tại Điều 7 VBHN Luật xử lý vi phạm hành chính 2022 như sau: 

Quyết định xử phạt hành chính

Thời hạn được coi là chưa bị xử phạt hành chính

Cảnh cáo

06 tháng

Biện pháp xử lý hành chính khác

01 năm

Lưu ý: Thời hạn nêu trên được tính từ thời điểm chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính. 

2.2. Xác định trị giá số tiền/ hiện vật dùng để đánh bạc

Xác định số tiền dùng để đánh bạc

Trường hợp 1: Nhiều người cùng tham gia đánh bạc với nhau

Trị giá số tiền/ hiện vật dùng để đánh bạc của từng người là tổng số tiền/ hiện vật của tất cả những người cùng đánh bạc

Trường hợp 2: Đánh bạc dưới hình thức chơi số đề, cá độ bóng đá, cá độ đua ngựa. …

Một lần đánh bạc là một lần chơi số đề, một lần cá độ bóng đá, một lần cá độ đua ngựa… được hiểu là được hiểu là tham gia chơi trong một lô đề, tham gia cá độ trong một trận bóng đá, tham gia cá độ trong một kỳ đua ngựa, ..

Một lần đánh bạc như vậy người chơi có thể chơi làm nhiều đợt

Số tiền dùng để đánh bạc là tổng số tiền dùng để đánh bạc của các đợt trong một lần đánh bạc. 

Số tiền dùng để đánh bạc trong trường hợp này được xác định theo từng trường hợp như sau: 

 

Số tiền dùng để đánh bạc

Người chơi

Chủ đề, chủ cá cược

Người chơi thắng

Số tiền người chơi bỏ ra để mua số đề, cá cược … + Số tiền thắng (thực tế nhận được từ chủ đề, chủ cá cược, …)

Số tiền nhận được từ những người chơi (để mua số đề cá cược) + Số tiền thắng (thực tế bỏ ra để chi trả cho người thắng)

Người chơi thua hoặc bị phát hiện, ngăn chặn trước khi mở kết quả

Số tiền người chơi bỏ ra mua số đề, cá cược

Số tiền thực tế nhận được từ những người chơi (để mua số đề cá cược)

2.3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với từng lần đánh bạc

Tại Khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP đã khẳng định: Không truy cứu TNHS dựa trên tổng số tiền của các lần đánh bạc mà phải căn cứ vào từng lần đánh bạc để xác định tội phạm. 

Cụ thể: 

- Trường hợp 1: Tổng số tiền/ hiện vật dùng để đánh bạc đối với từng lần đánh bạc không thỏa mãn dấu hiệu cơ bản của tội đánh bạc (nêu tại mục 1) thì không bị truy cứu TNHS.

- Trường hợp 2: Tổng số tiền/ hiện vật của lần đánh bạc nào thỏa mãn dấu hiệu cơ bản của tội đánh bạc thì truy cứu TNHS đối với từng lần đánh bạc đó. 

- Trường hợp 3: Đánh bạc từ 2 lần trở lên mà các lần đánh bạc đều thỏa mãn dấu hiệu cơ bản của tội đánh bạc, khi truy cứu TNHS thì áp dụng tình tiết “phạm tội nhiều lần”.


Bài viết khác