Luật Ánh Ngọc

Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định hiện nay

Thủ tục hành chính | 2024-09-28 10:56:51

1. Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất 

Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất là một văn bản pháp lý được công nhận bởi cơ quan có thẩm quyền đối với sự thỏa thuận của người tặng cho tài sản và người được nhận tặng cho với nhau đối với quyền sử dụng đất.

Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất được điều chỉnh và tuân thủ theo những quy định tại Luật Đất đai và Luật Dân sự cùng các văn bản pháp lý có liên quan. Để giúp khách hàng hình dung được nội dung và cách thức của hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, Luật Ánh Ngọc đã đưa ra một mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, cụ thể: 

Ví dụ về mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất 1
Ví dụ về mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất 2
Ví dụ về mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất 3

Để xem chi tiết và tải về mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, click vào link sau để tải về: Mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

2. Luật Ánh Ngọc hướng dẫn cách soạn thảo hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản. 

Tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất sẽ được lập phù hợp với yêu cầu và thỏa thuận của hai bên ( bên tặng cho và bên được nhận tặng cho), nhưng vẫn phải đáp ứng một số nội dung cơ bản sau:  

Nội dung Chi tiết
Quốc hiệu, tiêu ngữ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Địa điểm, thời gian  Là thời gian khi lập nên bản hợp đồng và địa điểm là nơi lập hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất

Thông tin cụ thể: Họ và tên, năm sinh, địa chỉ, căn cước công dân,.... của bên tặng cho và bên được nhận tặng cho

  • Trong trường hợp bên giao kết hợp đồng là cá nhân:
    • Nếu các bên có từ hai người trở lên thì lần lượt ghi thông tin của từng người;
    • Nếu bên được tặng cho là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì ghi hộ chiếu;
    • Trường hợp có người đại diện, thì ghi họ tên, giấy tờ tùy thân và tư cách của người đại diện.
  • Trong trường hợp bên giao kết hợp đồng là tổ chức thì ghi thông tin: Tên tổ chức (gồm cả tên viết tắt; trụ sở; thông tin người đại diện);
  • Trong trường hợp vợ chồng có địa chỉ thường trú khác nhau, thì ghi địa chỉ thường trú từng người và của cả hai người.
Thông tin của mảnh đất của bên tặng cho

Bao gồm: số thửa đất, số tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất, diện tích thửa đất (chung/riêng), mục đích sử dụng, thời hạn sử dụng, nguồn gốc sử dụng.

Thông tin của mảnh đất của bên được nhận tặng cho  
Điều khoản về nghĩa vụ, trách nhiệm của cả hai bên  
Điều khoản thỏa thuận về phương thức giải quyết khi có tranh chấp  
Cam kết của các bên với các điều khoản thỏa thuận trong biên bản  
Chữ ký của các bên  
Lời chứng của công chứng viên và chữ ký
  • Trong trường hợp người yêu cầu công chứng đề nghị Công chứng viên đọc hợp đồng, thì ghi người yêu cầu công chứng đã nghe đọc hợp đồng;
  • Trong dấu ngoặc đơn ghi ngày tháng năm bằng chữ, nếu thực hiện công chứng ngoài giờ làm việc hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng thì ghi giờ, phút và cũng ghi bằng chữ trong dấu ngoặc đơn;
  • Ghi địa điểm thực hiện công chứng;
  • Ghi chủ thể hợp đồng là cá nhân giao kết; nếu có bên nào đó gồm từ 2 người trở lên, thì lần lượt ghi họ tên, giấy tờ tùy thân của từng người;
  • Nếu có bên là tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ của tổ chức đó và ghi họ tên, giấy tờ tùy thân và tư cách của người đại diện.

3. Câu hỏi liên quan

3.1. Nộp mẫu hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất ở đâu?

Căn cứ theo quy định, khi cá nhân muốn tặng cho quyền sử dụng đất thì hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản. 

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất - nơi thực hiện

3.2. Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất có cần công chứng không?

Theo quy định tại Điều 459 Bộ luật Dân sự năm 2015, việc tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản công chứng, chứng thực. Nếu tài sản đó bắt buộc phải đăng ký thì phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định.

Lúc này, nếu tài sản không phải đăng ký thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ ngày hai bên chuyển giao tài sản. Nếu tài sản phải đăng ký theo quy định thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký quyền sở hữu.

3.3. Khi viết hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất cần lưu ý những gì?

Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất chỉ có hiệu lực pháp lý khi được công chứng đúng pháp luật. Do đó, các bên thỏa thuận phải thực hiện thủ tục này tại Văn phòng công chứng hoặc tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Dẫn đến để được công chứng thành công ngay lần đầu tiên thì người có yêu cầu cần chuẩn bị các giấy tờ pháp lý đúng theo quy định. Cụ thể bao gồm: 

4. Dịch vụ tư vấn vấn đề tặng cho quyền sử dụng đất tại Luật Ánh Ngọc

Tại Luật Ánh Ngọc, dịch vụ tư vấn các vấn đề liên quan đến đất đai cũng như dịch vụ thủ tục hành chính là một trong những dịch vụ trọng điểm mà đội ngũ Luật sư chúng tôi luôn mong muốn trở thành điểm tựa pháp lý vững chắc cho khách hàng.

Với sứ mệnh là đồng hành và hỗ trợ của khách hàng để giải quyết các vấn đề pháp lý một cách công bằng và hiệu quả, dịch vụ tư vấn các vấn đề liên quan đến đất đai cũng như dịch vụ thủ tục hành chính mà Luật Ánh Ngọc mang đến kèm theo cam kết rằng luôn:

  • Bảo mật thông tin khách hàng tuyệt đối,
  • Tư vấn nhanh chóng, kịp thời về vấn đề mà khách hàng đang gặp phải;
  • Tiến hành soạn thảo các văn bản pháp lý liên quan và thay mặt khách hàng nộp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Đội ngũ luật sư, chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp, tận tâm.

Luật Ánh Ngọc hy vọng với những thông tin chi trên có thể giúp bạn hiểu hơn về các thủ tục và giấy tờ cần thiết. Nếu còn có thắc mắc hay câu hỏi liên quan thì hãy liên hệ Luật Ánh Ngọc để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.


Bài viết khác