Luật Ánh Ngọc

Thành viên có được rút vốn khỏi công ty TNHH không?

Pháp lý doanh nghiệp | 2024-04-18 08:22:27

1. Các trường hợp rút vốn khỏi công ty TNHH

Vốn của thành viên trong công ty TNHH là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết góp vào công ty. Tỷ lệ phần vốn góp là tỷ lệ giữa phần vốn góp của một thành viên và vốn điều lệ của công ty.

Lưu ý cần phần biệt phần góp vốn và tài sản góp vốn. Phần vốn góp là tài sản của người góp vốn, tài sản góp vốn là tài sản thuộc công ty. Tài sản của một chủ thể khi đã góp vốn vào công ty thì trở thành tài sản góp vốn thuộc sở hữu của công ty, chủ thể góp vốn thì trở thành thành viên công ty và sở hữu phần vốn góp.

Do đó, thành viên là đồng sở hữu của công ty, còn công ty thì sở hữu tài sản góp vốn. Thành viên công ty chỉ có quyền định đoạt phần vốn góp của mình trong công ty chứ không có quyền định đoạt tài sản đã góp vốn. Phần vốn góp trở thành quyền của tài sản, là tài sản vô hình không thẩy cầm, nắm bằng các xúc giác của con người.

Mặc dù đều là loại hình doanh nghiệp “Công ty TNHH”, nhưng về cách thức hoạt động, thành viên ở Công ty TNHH một thành viên và Công ty TNHH 02 thành viên trở lên là khác nhau. Do đó, việc rút vốn khỏi hai loại công ty này cũng có sự khác biệt:

Như vậy, thành viên công ty TNHH không thể trực tiếp rút vốn ra khỏi công ty mà phải thực hiện gián tiếp thông qua các hình thức: mua lại vốn góp, hoàn trả vốn góp hoặc chuyển nhượng vốn góp.

2. Thủ tục rút vốn khỏi công ty TNHH

Từ phân tích trên, có thể thấy, thành viên công ty TNHH chỉ có thể rút vốn bằng ba hình thức chính sau:

 

Sự khác nhau giữa hai hình thức rút vốn khỏi công ty TNHH

Điều kiện, trình tự thủ tục rút vốn khỏi công ty TNHH được thể hiện tại bảng sau:

 

 

Mua lại phần vốn

Chuyển nhượng 

Công ty hoàn trả vốn

Đối tượng áp dụng

Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên

Thành viên công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH 02 thành viên trở lên

Thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên

Điều kiện

Thành viên bỏ phiếu không tán thành nghị quyết về: sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty liên quan đến quyền, nghĩa vụ của thành viên; tổ chức lại công ty hoặc trường hợp khác theo điều lệ.

  • Chào bán cho thành viên trong công ty 
  • Sau 30 ngày kể từ ngày chào bán, nếu thành viên không mua hoặc không mua hết thì được chuyển nhượng cho người ngoài công ty
  • Hoạt động kinh doanh liên tục từ 02 năm trở lên tính từ ngày đăng ký thành lập
  • Bảo đảm thanh toán nợ và nghĩa vụ tài sản khác

Trình tự, thủ tục

  • Gửi thông báo yêu cầu mua lại phần vốn góp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua Nghị quyết, quyết định;
  • Công ty hoàn trả phần vốn góp theo giá thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì theo giá thị trường hoặc giá trong điều lệ
  • Trường hợp công ty không thanh toán được thì chuyển nhượng cho thành viên khác hoặc người khác không thuộc công ty 
  • Thực hiện chuyển nhượng thông qua hợp đồng chuyển nhượng;
  • Công ty thông báo thay đổi thành viên góp vốn tại Phòng Đăng ký kinh doanh;
  • Thành viên thực hiện kê khai thuế TNCN tại Chi cục thuế nơi quản lý doanh nghiệp
  • Thực hiện họp Hội đồng thành viên về việc hoàn trả phần vốn góp;
  • Thông qua Nghị quyết hoàn trả vốn, tiến hành hoàn trả phần vốn góp.

Hệ quả

Giảm vốn điều lệ

Vốn điều lệ không thay đổi, thay đổi về số lượng thành viên hoặc thay đổi chủ sở hữu

Giảm vốn điều lệ

3. Lưu ý sau khi rút vốn khỏi công ty TNHH

 

Lưu ý khi rút vốn khỏi công ty TNHH

Trường hợp công ty mua lại phần vốn góp hoặc hoàn trả phần vốn góp thì vốn điều lệ công ty sẽ giảm. Vì vậy, công ty phải thực hiện thủ tục thông báo giảm vốn điều lệ tại Phòng đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thanh toán xong phần vốn. Hồ sơ thông báo giảm vốn điều lệ gồm:

Trên đây là thủ tục rút vốn khỏi công ty TNHH và những lưu ý khi thực hiện thủ tục rút vốn. Có thể thấy, việc thành viên rút vốn khỏi công ty TNHH tương đối phức tạp và chỉ được rút vốn “gián tiếp” qua một số hình thức nhất định. Điều này vừa đảm bảo yêu cầu, quyền lợi của thành viên có nhu cầu rút vốn vừa đảm bảo quyền lợi và hoạt động của công ty không bị gián đoạn, ảnh hưởng bởi hành vi rút vốn của thành viên.

 


Bài viết khác