Luật Ánh Ngọc

Ưu nhược điểm các hình thức đầu tư tại Việt Nam

Pháp lý doanh nghiệp | 2024-04-05 16:56:04

1. Năm loại hình thức đầu tư tại Việt Nam

1.1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế là hình thức đầu tư tại Việt Nam trực tiếp mà trong đó nhà đầu tư bỏ vốn để thực hiện thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Hình thức này áp dụng đối với các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nướ ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Tổ chức kinh tế bao gồm các loại hình doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Thông thường, đối với nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức kinh tế thường là công ty cổ phần, công ty hợp danh và công ty TNHH (01 thành viên hoặc 02 thành viên trở lên).

Riêng đối với nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường, phải có dự án đầu tư, thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

 

Quy trình thực hiện hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế

Dưới đây là bảng tổng hợp điều kiện thành lập tổ chức kinh tế của nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước:

 

Nhà đầu tư nước ngoài

Nhà đầu tư trong nước

Căn cứ pháp lý

Điều 63 Nghị định 31/2021/NĐ-CP

Điều 37 Luật Đầu tư 2020

Điều kiện

Phải có dự án đầu tư

Được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)

Được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Đăng ký Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (không bắt buộc). 

Có thể thấy, hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế có một số ưu điểm như sau: 

Tuy nhiên, để có thể thành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư cần thực thực hiện nhiều thủ tục phức tạp, tốn thời gian để được cấp các giấy phép đăng ký doanh nghiệp, giấy phép đầu tư. Ngoài ra, mọi hoạt động phát sinh trong quá trình kinh doanh đều được quyết định dựa trên sự biểu quyết của các bên tham gia đầu tư.

1.2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp là hình thức đầu tư tại Việt Nam trong đó, nhà đầu tư thực hiện các hoạt động mua bán hoặc sáp nhận vào các tổ chức kinh tế đã thành lập và hoạt động tại Việt Nam để thực hiện hoạt động đầu tư.

Để thực hiện đầu tư qua hình thức đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng được các điều kiện sau:

Về cơ bản, thủ tục góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp được thực hiện như sau:

Khác với hình thức đầu tư thành lập kinh tế ở trên, đối với hình thức này do đã tồn tại một doanh nghiệp nên nhà đầu tư tiết kiệm được thời gian, công sức, chi phí thành lập doanh nghiệp, tận dụng được tài nguyên sẵn có của doanh nghiệp góp vốn, mua cổ phần, từ đó nhanh chóng thực hiện dự án.

Thủ tục góp vốn, mua cổ phần, muôn phần góp vốn tương đối đơn giản so với thành lập tổ chức kinh tế mới nhưng vẫn đảm bảo nhà đầu tư có các quyền lợi trong hoạt động đầu tư như được tham dự các cuộc họp, biểu quyết, được phân chia lợi nhuận.

Bên cạnh đó, hình thức này cũng chứa đựng một số rủi ro như doanh nghiệp không thực hiện thay đổi thành viên, rủi ro phát sinh trong quá trình chia lợi nhuận,…

1.3. Thực hiện dự án đầu tư

Hình thức thực hiện dự án đầu tư là hình thức đầu tư thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được thành lập tại Việt Nam có thể thực hiện nhiều dự án đầu tư, bao gồm cả việc thành lập tổ chức kinh tế khác.

Tùy thuộc vào tỷ lệ sở hữu vốn góp mà nhà đầu tư phải thực hiện các thủ tục đầu tư khác nhau theo quy định tại Điều 23 Luật Đầu tư 2020.

Đối với hình thức đầu tư này, nhà đầu tư cần lưu ý hai trường hợp thực hiện dự án đầu tư sau:

Tương tư như hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế, hình thức đầu tư thực hiện dự án cũng mang đến những ưu điểm như nhà đầu tư được lựa chọn nhiều dự án đầu tư, được thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện ngoài trụ sở chính mà không nhất thiết phải có dự án đầu tư, …

1.4. Hình thức đầu tư tại Việt Nam theo hợp đồng BCC

Hợp đồng BCC (Hợp đồng hợp tác kinh doanh -Business Cooperation Contract) là hợp đồng được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Các bên trong hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC.

Thông thường, hợp đồng BCC phải được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản bao gồm các điều khoản cơ bản như sau:

Trong quá trình thực hiện hình thức đầu tư tại Việt Nam theo hợp đồng BCC, có thể kể đến một ưu điểm sau:

Tuyên nhiên, hình thức đầu tư BCC vẫn có một số nhược điểm như không có sự ràng buộc chặt chẽ, không có con dấu riêng, quyền quản lý dự án được chia đều gây chênh lệch giữa nhà đầu tư bỏ nhiều vốn và nhà đầu tư bỏ ít vốn hơn; không thu hút áp dụng đối với lĩnh vực còn khó khăn và cần phát triển lâu dài;

1.5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ

Đây là hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế phải được Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư mới có thể thực hiện. Đó là những dự án đầu tư có ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường như các dự án về nhà máy điện hạt nhân, dự án phải chuyển mục đích sử dụng đất, dự án yêu cầu di dân, tái định cư; dự án xây dựng mới cảng hàng không, sân bay, bến cảng; dự án trong lĩnh vực viễn thông,....

Ngoài ra, trong quá trình thực thi Luật Đầu tư và các hoạt động phát triển kinh tế, không tránh khỏi phát sinh những hình thức đầu tư tại Việt Nam mới mà Luật đầu tư hiện hành chưa quy định cụ thể. Do đó, nhà làm luật bổ sung các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ theo tính mở, tạo điều kiện mở rộng, linh hoạt trong quá trình áp dụng pháp luật.

2. Làm sao để đánh giá một hình thức đầu tư hiệu quả, phù hợp?

Có nhiều cách để đánh giá hình thức đầu tư tại Việt Nam có hiệu quả đối với doanh nghiệp hay không:

Như vậy, để có thể lựa chọn hình thức đầu tư phù hợp và hiệu quả, nhà đầu tư cần đảm bảo nguyên tắc:

Từ những phân tích, đánh giá ở trên, có thể thấy, các hình thức đầu tư tại Việt Nam theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2020 vẫn kế thừa các quy định tại Luật Đầu tư năm 2014.

Tuy nhiên, Luật đầu tư năm 2020 đã bỏ hình thức đầu tư PPP. Hình thức đầu tư PPP (Public – Private – Partnership) là hợp đồng giữa Nhà nước và nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án để thực hiện quản lý, vận hành dự án kết cấu hạ tầng, cung cấp dịch vụ công. Việc bãi bỏ quy định này nhằm để áp dụng thống nhất khái niệm “hợp đồng đầu tư theo hình thức đối tác công tư”.

Ngoài ra, Luật Đầu tư năm 2020 còn bổ sung thêm các hình thức đầu tư, thành lập tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ nhằm tạo sự linh hoạt trong việc áp dụng pháp luật khi nhà đầu tư thực hiện các hình thức đầu tư tại Việt Nam chưa được quy định cụ thể trong pháp luật hiện hành.

 


Bài viết khác