Luật Ánh Ngọc

Thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện mới nhất năm 2024

Pháp lý doanh nghiệp | 2024-04-08 09:00:36

1. Các trường hợp đóng cửa văn phòng đại diện

Theo Điều 213 Luật Doanh nghiệp 2020, có 06 trường hợp văn phòng đại diện phải đóng cửa:

Ngoài ra, căn cứ theo Nghị định 14/2024/NĐ-CP, Văn phòng đại diện của Tổ chức xúc tiến thương mại nước ngoài có thể bị đóng cửa nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

2. Các việc cần làm trước khi đóng cửa văn phòng đại diện

Để thực hiện thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện một cách thuận lợi và tiết kiệm thời gian, doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục sau:

3. Hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị trước khi đóng cửa văn phòng đại diện

Căn cứ theo Điều 72 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau:

Khi chuẩn bị hồ sơ, doanh nghiệp cần lưu tâm một số lưu ý:

4. Trình tự, thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện

Có 02 cách thực hiện thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện:

4.1. Thực hiện thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền

Đối với cách thức này, doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện các thủ tục trực tiếp tại cơ quan có thẩm quyền sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Trình tự, thủ tục thực hiện như sau: 

 

Thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện trực tiếp

Bước 1: Gửi hồ sơ thông báo đóng cửa văn phòng đại diện cho Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch đầu tư nơi đặt văn phòng đại diện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày quyết định đóng cửa văn phòng đại diện;

Bước 2: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi về cơ quan thuế để nhận được ý kiến về việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của văn phòng đại diện;

Trong 05 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu cơ quan thuế không có ý kiến từ chối, Phòng đăng ký kinh doanh chấm dứt hoạt động trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và thông báo về việc chấm dứt hoạt động văn phòng đại diện.

Bước 3: Theo giấy biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ.

Đối với Văn phòng đại diện ở nước ngoài thì thực hiện theo thủ tục của pháp luật nước đó. Sau khi thực hiện xong thì doanh nghiệp gửi thông báo bằng văn bản đến Phòng đăng ký kinh doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày đóng cửa văn phòng đại diện.

4.2. Thực hiện thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện theo hình thức trực tuyến

Bước 1: Doanh nghiệp đăng ký qua mạng sử dụng chữ ký số công cộng hoặc tài khoản đăng ký kinh doanh;

Bước 2: Truy cập Cổng thông tin: https://dangkykinhdoanh.gov.vn và thực hiện kê khai thông tin, tải văn bản, giấy tờ xác thực hồ sơ đăng kí qua mạng thông tin điện tử, thanh toán lệ phí, phí.

Bước 3: Sau khi kê khai thông tin thành công, doanh nghiệp sẽ nhận được Giấy biên nhận hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp đăng ký doanh nghiệp thì Phòng đăng ký kinh doanh thực hiện cấp đăng ký, nếu không sẽ gửi thông báo qua mạng thông tin điện tử cho doanh nghiệp để yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.   

5. Một số lưu ý sau khi đóng cửa văn phòng đại diện

Về bản chất hoạt động, văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh mà chỉ là đơn vị đại diện theo ủy quyền cho lợi ích doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Do đó, việc đóng cửa văn phòng đại diện không ảnh hưởng quá lớn đến các đối tác của doanh nghiệp. Mọi việc phát sinh trong hoạt động của văn phòng đại diện có thể được doanh nghiệp giải quyết.

Trường hợp doanh nghiệp muốn mở lại văn phòng đại diện thì thực hiện thủ tục thành lập văn phòng đại diện mới

Pháp luật không giới hạn số lượng văn phòng đại diện của một doanh nghiệp tại một địa phương theo địa giới hành chính. Do đó, doanh nghiệp được tự do trong việc thành lập văn phòng đại diện nếu đáp ứng các điều kiện của pháp luật. Để thành lập văn phòng đại diện mới, doanh nghiệp cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ thành lập văn phòng đại diện và nộp tại Cơ quan đăng kí kinh doanh.

Hồ sơ mở văn phòng đại diện gồm:

Tuy nhiên, trong trường hợp doanh nghiệp nước ngoài  đóng cửa văn phòng đại diện tại Việt Nam do bị Cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép thành lập thì doanh nghiệp đó chỉ được thành lập văn phòng đại diện sau 02 năm kể từ ngày bị thu hồi giấy phép.

6. Giải đáp một số thắc mắc

6.1. Có trường hơp nào doanh nghiệp không được đóng văn phòng đại diện?

Hầu hết mọi trường hợp doanh nghiệp yêu cầu đóng cửa văn phòng đại diện đều được chấp thuận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc đóng cửa văn phòng đại diện có thể bị gián đoạn nếu doanh nghiệp chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế.

Trường hợp doanh nghiệp tự ý đóng cửa văn phòng đại diện mà không thông báo cho Phòng đăng ký kinh doanh thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng theo Điều 54 Nghị định 122/2021/NĐ-CP

6.2. Phí, lệ phí đóng văn phòng đại diện là bao nhiêu?

Theo quy định tại Thông tư 47/2019/TT-BTC, việc thực hiện thủ tục đóng cửa văn phòng đại diện được miễn lệ phí.

Trên đây là toàn bộ thủ tục, trình tự đóng cửa văn phòng đại diện mới nhất theo pháp luật hiện hành. Là một trong những công ty Luật hàng đầu tại Việt Nam, Luật Ánh Ngọc tự hào mang đến dịch vụ pháp lý liên quan đến văn phòng đại diện hiệu quả, tiết kiệm. Tại Luật Ánh Ngọc, quý khách hàng sẽ được tư vấn quy trình, thủ tục pháp lý và các vấn đề pháp lý có thể phát sinh, được đại diện theo ủy quyền thực hiện các thủ tục pháp lý,... Nếu độc giả còn bất kì vấn đề thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý tại Luật Ánh Ngọc, xin vui lòng liên hệ để được hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời.


Bài viết khác