Luật Ánh Ngọc

Thành lập công ty về giáo dục

Pháp lý doanh nghiệp | 2024-09-01 01:21:52

1. Điều kiện đăng ký ngành nghề kinh doanh về giáo dục

Giáo dục là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Vì vây, doanh nghiệp muốn kinh doanh hoạt động giáo dục phải đáp ứng các điều kiện mà pháp luật quy định. 

Theo quy định hiện hành, hoạt động giáo dục đào tạo bao gồm nhiều nhóm ngành nghề khác nhau được phân loại theo 06 lĩnh vực chủ yếu sau đây: 

Phạm vi hoạt động của công ty về giáo dục

Trong đó, mỗi ngành nghề kinh doanh giáo dục sẽ có những điều kiện khác nhau. Vì vậy, bạn đọc có thể tham khảo các điều kiện cụ thể tại các bài viết chi tiết khác của Luật Ánh Ngọc. 

2. Quy trình thành lập công ty về giáo dục

Như trên đã phân tích, hoạt động giáo dục và đào tạo là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. 

Vì vậy, doanh nghiệp sau khi thành lập muốn kinh doanh hoạt động này thì phải được cấp phép kinh doanh hoạt động giáo dục của cơ quan có thẩm quyền. 

2.1. Thành lập công ty giáo dục

Theo quy định lại Luật Doanh nghiệp 2020, để được hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, doanh nghiệp phải kê khai, đăng ký thành lập theo trình tự, thủ tục mà pháp luật Việt Nam quy định. 

Tương tự như vậy, việc thành lập công ty giáo dục cũng phải được thực hiện theo trình tự, thủ tục luật định. Cụ thể như sau: 

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty giáo dục tại cơ quan có thẩm quyền

a. Thành phần hồ sơ: 

Theo quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP, đối với mỗi loại hình công ty thì hồ sơ thành lập sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, về cơ bản sẽ bao gồm những giấy tờ, tài liệu sau đây: 

b. Cách thức nộp hồ sơ

Hiện nay, pháp luật cho phép nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp dưới 03 hình thức, bao gồm: 

c. Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ

Bước 2: Phòng Đăng ký kinh doanh tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Bước 3: Tiếp nhận kết quả, Phòng đăng ký kinh doanh công bố thông tin công ty

2.2. Đăng ký kinh doanh hoạt động giáo dục

Như phần 1 đã nêu, phạm vi hoạt động kinh doanh giáo dục rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực và ngành, nghề kinh doanh khác nhau. 

Đối với mỗi ngành, nghề kinh doanh thì cần đáp ứng những điều kiện khác nhau và thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan khác nhau, có thể là uỷ ban nhân dân cấp huyện, uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, …

Tương tự, hồ sơ đăng ký kinh doanh hoạt động giáo dục sẽ khác nhau đối với từng ngành, nghề kinh doanh cụ thể. 

3. Một số câu hỏi liên quan

3.1. Chi phí và thời gian thành lập công ty về giáo dục

Đối với thời gian thực hiện, theo quy định tại Điều 33 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, công ty sẽ được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được hồ sơ hợp lệ. 

Đối với chi phí, theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC, khi thành lập công ty tư vấn giáo dục, công ty phải nộp 150.000 đồng lệ phí, trong đó: 

Ngoài ta, công ty còn phải chi trả những khoản chi phí khác cho việc thành lập công ty như: lệ phí môn bài (tùy theo số vốn của công ty), lệ phí khắc dấu, lệ phí mua chữ ký số, lệ phí đăng ký hóa đơn điện tử, phí mở tài khoản ngân hàng,…

3.2. Có nên thành lập công ty FDI về giáo dục không?

FDI là viết tắt của từ  Foreign Direct Investment (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài). Từ đó, có thể hiểu công ty FDI là công ty có vốn đầu tư từ nước ngoài. 

Hiện nay, công ty FDI về giáo dục được thành lập khá nhiều trong những năm qua. Vậy việc thành lập công ty DFI về giáo dục có những ưu điểm và khó khăn gì? CÓ nên thành lập công ty FDI về giáo dục không?

a. Thuận lợi: 

Thứ nhất, sự đầu tư nước ngoài mang lại nguồn vốn, công nghệ, kiến thức quốc tế và phương pháp giảng dạy tiên tiến hơn, giúp nâng cao chất lượng giáo dục tại đất nước.

Thứ hai, việc thành lập công ty FDI cũng thúc đẩy sự cạnh tranh và tạo ra sự đa dạng trong ngành giáo dục, tạo điều kiện cho học sinh và sinh viên được tiếp cận nhiều lựa chọn học về chất lượng và chương trình.

Thứ ba, thành lập công ty FDI cung cấp cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế và nâng cao mức sống của người dân. Ngoài ra, sự đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa trong môi trường giáo dục nước ngoài cũng giúp mở mang tầm nhìn và trí tuệ của cộng đồng học sinh, sinh viên.

Thứ tư, việc thành lập công ty FDI cũng góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác và giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và các quốc gia khác, tạo cầu nối tốt hơn trong hợp tác giáo dục quốc tế.

b. Khó khăn

Việc thành lập công ty FDI (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) trong lĩnh vực giáo dục tại Việt Nam mang lại nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức. 

Thứ nhất, thủ tục thành lập công ty FDI về giáo dục tương đối phức tạp. 

Theo quy định tại Luật Đầu tư 2020 và văn bản hướng dẫn thi hành, trước khi đăng ký thành lập công ty FDI về giáo dục, nhà đầu tư phải xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định. 

Ngoài ra, các quy định trong việc quản lý việc đầu tư từ nước ngoài về Việt Nam tương đối phức tạp và có sự thay đổi trong từng giai đoạn. 

Điều này đòi hỏi nhà đầu tư phải tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật Việt Nam trước khi quyết định đầu tư và thành lập công ty DFI về giáo dục tại Việt Nam, 

Thứ hai, vấn đề văn hóa và ngôn ngữ. Việt Nam có một nền văn hóa giáo dục đặc trưng riêng. Các công ty FDI cần phải hiểu và tôn trọng những giá trị này để có thể hòa nhập và thành công trong quá trình hoạt động tại Việt Nam. 

Đồng thời, rào cản ngôn ngữ cũng là một vấn đề, đặc biệt là trong việc tuyển dụng và đào tạo giáo viên có năng lực và trình độ ngôn ngữ phù hợp.

Thứ ba, việc cạnh tranh với các trường học và tổ chức giáo dục trong nước cũng là một thách thức không nhỏ. Các công ty FDI cần phải xây dựng một chương trình giáo dục chất lượng cao, độc đáo và phù hợp với nhu cầu của học sinh Việt Nam để có thể thu hút người học.

Trên đây là toàn bộ nội dung pháp lý cơ bản xoay quanh vấn đề Thành lập công ty về giáo dục. Hy vọng bài viết của Luật Ánh Ngọc có thể giúp ích cho bạn đọc trong việc thành lập công ty về giáo dục.


Bài viết khác