Luật Ánh Ngọc

Lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ bị xử lý như thế nào?

Tư vấn luật hình sự | 2024-05-31 16:14:23

Video tổng hợp nội dung

1. Thủ đoạn lừa đảo qua telegram làm nhiệm vụ

Bên cạnh những ứng dụng phổ biến như Zalo, Facebook, Telegram là ứng dụng nhắn tin được sử dụng hàng đầu do tính miễn phí và bảo mật. Với hơn 700 triệu người dùng, Telegram cho phép ngươi dùng sử dụng ẩn danh và dễ dàng tạo nhóm không giới hạn thành viên, đồng thời có khả năng thu hồi tin nhắn, xóa tin nhắn và xóa cả nhóm ở trên tất cả các thiết bị liên quan.

Tuy nhiên, khác với Zalo và Facebook, khi sử dụng ứng dụng Telegram, người dùng có thể đổi tên nhiều lần mà không cần yêu cầu xác minh, đồng thời người dùng Telegram có thể xóa toàn bộ tin nhắn trò chuyện của cả người nhận, trong khi ứng dụng khác chỉ cho phép xóa từ một phía. Ngoài ra, khi sử dụng ứng dụng Telegram, người dùng không thể chuyển tiếp tin nhắn, không được chụp ảnh màn hình và các tin nhắn được lập trình để tự xóa. Điều này đã tạo ra một kẻ hở cho những kẻ lừa đảo sử dụng Telegram như một nơi để thực hiện hành vi phạm tội dễ dàng, nhanh chóng bằng việc đổi tên, xóa tin nhắn sau mỗi lần lừa đảo.

Từ thực tế giải quyết, các thủ đoạn lừa đảo qua Telegram vô cùng đa dạng, nhưng phổ biến nhất là lừa đảo qua telegram làm nhiệm vụ nhận hoa hồng. Để giúp độc giả hiểu rõ hơn thủ đoạn lừa đảo này, bài viết xin đưa ra một vụ việc như sau:

 

Thủ đoạn lừa đảo qua telegram làm nhiệm vụ

Ngày 15/01/2023, chị Phạm T.H nhận được một cuộc điện thoại từ một người tự xưng là nhân viên của công ty Yody tặng quà chị H nhân dịp tri ân khách hàng. Đối tượng đề nghị kết bạn zalo với chị H để chị H được nhận quà. Tuy nhiên, sau khi kết bạn, đối tượng đề nghị chị H tải ứng dụng telegram để hướng dẫn nhận quà và chuyển chị H đến các nhóm ứng dụng Telegram “Công ty Internet A” và nhóm “Quản lý B”. Tại đây, đối tượng giới thiệu chị H làm nhiệm vụ ăn hoa hồng như sau: Chuyển tiền thanh toán các sản phẩm trên ứng dụng Tiki sau đó sẽ được hoàn lại tiền gốc, tiền phần trăm hoa hồng với mục đích tăng tương tác cho các cửa hàng của Tiki.

Nhận thấy công việc nhẹ nhàng bổ sung thêm thu nhập, chị H đã tin tưởng và đồng ý nhận công việc. Khoảng 03 ngày sau, chị thấy thông báo trên nhóm có yêu cầu làm nhiệm vụ nên chị H đã tham gia chọn hàng để tăng tương tác trên app Tiki, thanh toán hưởng phần trăm hoa hồng. Sau đó, một đối tượng tự xưng là trưởng phòng kinh doanh đã gửi cho chị H số tài khoản để chị H thực hiện nhiệm vụ.

Từ nội dung vụ việc trên đây, có thể thấy thủ đoạn lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ là việc đối tượng đóng giả là nhân viên của các công ty nổi tiếng như Tiki, Shopee, Lazada, Yody,…để tiếp cận nạn nhân thông qua hình thức tặng quà tri ân hoặc đăng tải tuyển dụng các vị trí cộng tác viên làm việc tại nhà để lừa đảo. Sau khi có nạn nhân mắc bẫy, các đối tượng cho nạn nhân vào nhóm chat làm nhiệm vụ. Mới đầu khi vào nhóm, nạn nhân thực hiện nhiệm vụ và được hoàn tiền đúng như cam kết nhằm lấy được lòng tin từ nạn nhân. Sau đó, khi nạn nhân đã chuyển một số tiền lớn thì đối tượng lấy lý do nạn nhân không thực hiện đúng nhiệm vụ, sai cú pháp, sai nội dung chuyển tiền, chưa hoàn thành nhiệm vụ… để từ chối hoàn lại tiền.

Bằng những lời mời chào việc nhẹ lương cao hướng tới đối tượng là học sinh, sinh viên, những mẹ bỉm sữa hoặc những người có mong muốn kiếm nhiều tiền trong thời gian ngắn, các đối tượng đã thành công dẫn dắt các đối tượng, tạo lòng tin để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trong nhiều trường hợp nạn nhân cảnh giác và không thực hiện nhiệm vụ, các đối tượng đã giả danh những người làm nhiệm vụ khác tạo dựng lòng tin với nạn nhân bằng ảnh chụp màn hình hoàn thành nhiệm vụ và nhận được tiền.

Thực tế giải quyết cho thấy, các đối tượng sử dụng các hình thức như tuyển dụng, tặng quà tri ân, tuyển mẫu ảnh nhí,…nhưng thực chất sau đó, các đối tượng đều lấy lý do vị trí công việc đăng tuyển đã hết và đề nghị nạn nhân làm nhiệm vụ nhận hoa hồng. Mọi thông tin đăng tải đều không có thật và là mồi câu để dụ dỗ, lôi kéo nạn nhân chuyển tiền thực hiện nhiệm vụ rồi sau đó chiếm đoạt tiền.

Như vậy, thủ đoạn lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ là một thủ đoạn lừa đảo mới, lợi dụng sự bảo mật của ứng dụng Telegram để xóa dấu vết tội phạm nhằm thực hiện hành vi chiếm đoạt số tiền chuyển khoản từ nạn nhân thông qua các nhiệm vụ. Hành vi lừa đảo qua telegram được thực hiện theo trình tự như sau: tuyển dụng qua Zalo bằng hình thức nhắn tin -> yêu cầu tải ứng dụng Telegram -> yêu cầu nộp tiền trước -> mua hàng làm nhiệm vụ. Ngoài thủ đoạn lừa đảo qua telegram làm nhiệm vụ, hiện nay còn có một số thủ đoạn lừa đảo trực tuyến như: lừa đảo tuyển dụng cộng tác viên làm việc online, lừa đảo combo du lịch giá rẻ, lừa đảo thông qua cuộc gọi video Deepfake, Deepvoice, lừa đảo thông qua biên lai chuyển tiền thành công giảo mạo, giả mạo giáo viên hoặc nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu, lừa đảo tuyển người mẫu nhí, giả danh cơ quan tiến hành tố tụng, công an lừa đảo, lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp, đánh cắp tài khoản mạng xã hội để nhắn tin lừa đảo, lừa đảo lấy lại tiền khi đã bị lừa hoặc cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ,….

2. Xử lý hành vi lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ

 

Xử lý hành vi lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ

Hành vi lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ là hình thức lừa đảo sử dụng thông tin gian dối, sai sự thật là làm nhiệm vụ trên Telegram có thể kiếm ra tiền nhằm chiếm đoạt tài sản của nạn nhân. Sau khi nạn nhân chuyển tiền, đối tượng lấy lý do lỗi thuộc về nạn nhân để trốn tránh trách nhiệm, không trả lại tiền và chiếm đoạt toàn bộ số tiền mà nạn nhân đã chuyển. Do đó, người thực hiện hành vi lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự.

Đối với tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, người thực hiện hành vi lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ phải thỏa mãn các dấu hiệu dưới đây:

Như vậy, người thực hiện hành vi lừa đảo qua telegram làm nhiệm vụ bị xử lý theo các mức hình phạt dưới đây:

2.1. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm

Người có hành vi lừa đảo qua telegram làm nhiệm vụ bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu thuộc các trường hợp sau:

2.2. Phạt tù từ 02 năm tù đến 07 năm tù

Thực tế cho thấy, rất ít trường hợp người lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ thực hiện hành vi một cách đơn lẻ, bởi để có thể tạo lòng tin cho bị hại, người phạm tội thường cấu kết và phân công rõ ràng vai trò, nhiệm vụ của những người đồng phạm. Do đó, trong quá trình xử lý hành vi lừa đảo này, người lừa đảo thường bị truy cứu với khung hình phạt tăng nặng.

Theo đó, người thực hiện hành vi lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm tù khi:

2.3. Phạt tù từ 07 năm tù đến 15 năm tù

Trường hợp người phạm tội lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc lợi dụng dịch bệnh, thiên tai (lợi dụng dự báo, tình hình khó khăn, hậu quả của thiên tai..) để thực hiện hành vi phạm tội thì bị phạt tù từ 07 năm tù đến 15 năm tù. Việc người phạm tội lợi dụng thiên tai, dịch bệnh không được tính dựa trên thời điểm xảy ra dịch bệnh, thiên tai, miễn là người phạm tội đã khai thác hoàn cảnh khó khăn của thiên tai, dịch bệnh để làm điều kiện có lợi cho mình. Ví dụ: Lợi dụng tình hình COVID các doanh nghiệp cắt giảm nhân sự, thực hiện phong tỏa, các đối tượng đã đăng tin tuyển dụng cộng tác viên làm nhiệm vụ trên các sàn thương mại điện tử để thực hiện hành vi lừa đảo qua telegram.

2.4. Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân

Xuất phát từ mức độ nguy hiểm của hành vi lừa đảo qua telegram làm nhiệm vụ, pháp luật đặt ra khung hình phạt cao nhất đối với tội phạm này là tù chung thân – hình phạt tù cách ly người phạm tội ra khỏi đời sống xã hội vô thời hạn.

Theo đó, người phạm tội thuộc các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

Xem thêm bài viết: Khung hình phạt tội lợi dụng lòng tin lừa đảo chiếm đoạt tài sản

2.5. Hình phạt bổ sung đối với hành vi lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ

Bên cạnh việc áp dụng hình phạt chính, người phạm tội lừa đảo qua telegram làm nhiệm vụ còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản liên quan đến tội phạm.

Trường hợp người thực hiện hành vi lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ nhưng không đủ dấu hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt hành chính với mức tiền phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức.

3. Phòng tránh hành vi lừa đảo qua telegram làm nhiệm vụ

 

Phòng tránh hành vi lừa đảo qua telegram làm nhiệm vụ

Từ đặc điểm của ứng dụng telegram có thể nhận thấy, việc xác định đối tượng lừa đảo tương đối khó khăn do đối tượng dễ dàng đổi tên, tuổi, ảnh đại diện. Do đó, để tránh trở thành nạn nhân của lừa đảo qua telegram làm nhiệm vụ, mỗi người cần lưu ý để phòng tránh hình thức lừa đảo này:

Ngoài ra, người dùng Telegram cần bảo vệ tài khoản Telegram của mình bằng các hình thức như bật tính năng xác thực hai yếu tố; thường xuyên kiểm tra các thiết bị mà tài khoản telegram đang đăng nhập để kiểm tra và xóa những thiết bị lạ, không sử dụng. Nếu không cần thiết, người dùng nên ẩn số điện thoại cá nhân trên Telegram và ngăn không cho người lạ tự ý thêm mình nhóm lạ.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ xóa án tích

Trên đây là toàn bộ quy định của pháp luật về hình thức xử lý đối với hành vi lừa đảo qua telegram làm nhiệm vụ cũng như một số thủ đoạn xảy ra đối với hình thức lừa đảo này. Nếu độc giả còn vấn đề thắc mắc hoặc muốn tư vấn các vấn đề liên quan đến khởi tố hành vi lừa đảo qua telegram nói chung cũng như lừa đảo qua telegram làm nhiệm vụ nói riêng, xin vui lòng liên hệ Luật Ánh Ngọc theo thông tin bên dưới để được giải đáp nhanh chóng, kịp thời.


Bài viết khác