1. Lừa đảo lướt Tiktok kiếm tiền: Chiêu thức không mới, nạn nhân luôn mới
Được thành lập tại Trung Quốc từ năm 2016, đến nay Tiktok đang là một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Mỗi ngày đều thu hút hàng ngàn lượt xem những video ngắn vui nhộn.
Có rất nhiều cách để kiếm tiền trên Tiktok như quảng bá thương hiệu, tiếp thị liên kết (affiliate marketing), livestream bán hàng,…
Tuy nhiên nếu không trực tiếp tham gia sản xuất nội dung trên Tiktok, người dùng sẽ không được thu lợi gì từ nền tàng này bởi Tiktok sẽ không trả tiền cho người xem video.
Các công việc hấp dẫn được quảng cáo là chỉ cần lướt Tiktok, thả tim, follow cũng kiếm được tiền với mức khủng là hàng trăm nghìn/ngày đều là lừa đảo.
Xem thêm: Lừa đảo qua Telegram làm nhiệm vụ bị xử lý như thế nào?
2. Quy trình lừa đảo lướt Tiktok kiếm tiền thực hiện như thế nào?
Bước 1: Tiếp cận
Qua tìm hiểu của Luật Ánh Ngọc, thù đoạn lừa đảo này bắt đầu từ việc bên lừa đảo tung ra các quảng cáo hấp dẫn trên mạng xã hội hoặc gọi điện trực tiếp, gửi tin nhắn mời chào tham gia nhận việc.
Điểm chung của những lời mời chào này đều nhấn mạnh vào việc kiếm tiền đơn giản, có thể làm việc tại nhà với mức hoa hồng khủng, trả lương ngay trong ngày,… để đánh vào tâm lý của người dùng đã kiếm được công việc nhẹ lương cao. Với lòng tham trỗi dậy và ảo tưởng kiếm được tiền nhanh, nhiều người đã sập bẫy.
Bước 2: Tải app
Bước tiếp theo, người tham gia sẽ được hướng dẫn xem video Tiktok thông qua 1 app, website trung gian.
Tại đây người dùng phải tham gia những gói nhiệm vụ theo từng cấp độ khác nhau được đặt tên như: vàng, bạc, kim cương, vip 1, vip 2, vip pro,… tương ứng với từng mức giá là từ vài trăm đến vài triệu thậm trí là vài trăm triệu đồng,…
Bước 3: Thực hiện nhiệm vụ
Nhiệm vụ để kiếm tiền cũng hết sức đơn giản là các thành viên chỉ cần lướt Tiktok xem video bất kỳ sau đó nhấn like và follow và chụp màn hình gửi cho người môi giới. Gói nhiệm vụ có mức giá càng cao thì xem video càng nhiều và tiền hoa hồng cũng càng lớn.
Bước 4: Tạo niềm tin
Sau khi làm nhiệm vụ đầu tiên, nạn nhân sẽ được hệ thống cho nhận một số tiền nhỏ để tạo niềm tin. Sau đó đưa ra những lời mời gọi thực hiện nhiệm vụ hấp dẫn hoặc giới thiệu người thân tham gia cùng để nhận hoa hồng. Do đã được rút được hoa hồng ở nhiệm vụ đầu nhanh chóng, nên nạn nhân đã có niềm tin vào chiêu trò này.
Hình thức này có thể lập lại một vài lần sau đó, đủ để các nạn nhân sẵn sàng giao phó một số tiền lớn nhằm thực hiện nhiệm vụ
Bước 5: Sập bẫy
Sau khi đã qua giai đoạn “thả con săn sắt, bắt con cá rô”. Nạn nhân đã chi cho app một khoản tiền lớn để thực hiện các nhiệm vụ. App, website lừa đảo đó sẽ ngưng hoạt động hoặc xảy ra lỗi để người tham gia không rút được tiền.
Đây là lúc người chơi mới nhận ra là mình đã bị lừa và kẻ môi giới cũng lặn mất tăm trong khi tiền đã nạp vào cả triệu bạc thậm chi là vài trăm triệu.
3. Làm thế nào để đòi lại tiền bị lừa đảo khi lướt Tiktok kiếm tiền?
Cách duy nhất để nạn nhân có thể đòi lại số tiền đã bị lừa đảo lướt Tiktok kiếm tiền là trình báo lừa đảo lên cơ quan công an nơi mình cơ trú
Để có manh mỗi và chứng cứ để tìm ra kẻ lừa đảo, nạn nhân cần phải thu thập mọi thông tin liên quan đến hành vi lừa đảo như tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng đã chuyển tiền,… đê cung cấp cho bên công an.
Sau đây là một số thông tin về đường dây nóng của cơ quan công an hỗ trợ về hành vi lừa đảo:
Ngoài ra các bạn cũng có thể liên hệ với Luật Ánh Ngọc để được tư vấn khi bị lừa đảo lướt Tiktok kiếm tiền. Với đội ngũ luật sư nhiều kinh nghiệm, sẽ giúp bạn tìm ra giải pháp nhanh chóng nhất.
Xem thêm: Telegram là gì có lừa đảo không | Lừa đảo hẹn hò
4. Xử lý tội "lừa đảo lướt Tiktok kiếm tiền" như thế nào?
Những đối tượng lừa đảo lướt Tiktok kiếm tiền có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu chiếm đoạt số tiền lớn. Theo đó, kẻ lừa đảo sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
Khung 1: Lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
Khung 2: Phạt từ từ 02 đến 07 năm nếu thuộc 1 trong các trường hợp:
Khung 3: Phạt từ từ 07 năm đến 15 năm nếu thuộc 1 trong các trường hợp:
Khung 4: Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu thuộc một trong các trường hợp:
Ngoài ra, kẻ lừa đảo còn có thể bị phạt từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu 1 phần hoặc toàn bộ tài sản.
Xem thêm: Lừa đảo qua Zalo và cách bảo vệ tài khoản của bạn
Trên đây là những thông tin về lừa đảo lướt Tiktok kiếm tiền các bạn cần phải lưu ý. Mọi vướng mắc ngoài bài viết này các bạn hãy liên hệ với Luật Ánh Ngọc để nhận tư vẫn cụ thể.