Luật Ánh Ngọc

Buôn bán mỹ phẩm giả, kém chất lượng có bị xử phạt không?

Tư vấn luật hình sự | 2024-10-16 20:50:20

1. Buôn bán mỹ phẩm giả là gì

Mỹ phẩm là những chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với các bộ phận bên ngoài của cơ thể như da, tóc, móng tay, móng chân,.. nhằm các mục đích khác nhau như làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức, điều chỉnh mùi cơ thể hoặc bảo vệ cơ thể.

Mỹ phẩm giả là những sản phẩm mỹ phẩm có kiểu dáng, màu sắc, nhãn dáng, tên gọi,… tương tự hoặc giống với những hàng hóa được Nhà nước cho phép sản xuất, tiêu thụ trên thị trường hoặc là mỹ phẩm không chất lượng, giá trị đúng với tên gọi, công dụng của nó, bao gồm ba loại chính:

Như vậy, buôn bán mỹ phẩm giả là việc người có mỹ phẩm giả thực hiện các hành vi mua đi bán lại mỹ phẩm giả nhằm thu lợi bất chính bằng việc sử dụng mỹ phẩm giả vào các hành vi chào hàng, bày bán, lưu giữ, bảo quản, vận chuyển, bán buôn, bán lẻ, xuất khẩu, nhập khẩu và hoạt động khác đưa mỹ phẩm giả vào lưu thông, bao gồm hành vi bán hàng giả và hành vi mua hàng giả:

Buôn bán mỹ phẩm giả không chỉ gây thiệt hại cho nền kinh tế mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người sử dụng mỹ phẩm như không mang lại hiệu quả sử dụng, gây kích ứng do phản ứng lại hóa chất độc hại có chứa trong mỹ phẩm giả, làn da tiếp xúc với mỹ phẩm bị nhiễm khuẩn, thậm chí có thể gây hoại tử cho da và khiến da lão hóa cấp tốc,.. Do đó, mọi hành vi buôn bán mỹ phẩm giả đều bị pháp luật xử lý nghiêm khắc. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi buôn bán mỹ phẩm giả mà người buôn bán mỹ phẩm giả có thể bị xử phạt hành chính hoặc phạm tội Buôn bán hàng giả.

2. Xử phạt hành chính đối với hành vi buôn bán mỹ phẩm giả

2.1. Xử phạt hành chính đối với hành vi buôn bán mỹ phẩm giả về giá trị sử dụng, công dụng

Xử phạt hành chính đối với hành vi buôn bán mỹ phẩm giả về giá trị sử dụng, công dụng

2.2. Xử phạt hành chính đối với hành vi buôn bán mỹ phẩm giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa

Xử phạt hành chính đối với hành vi buôn bán mỹ phẩm giả mạo nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa

Bên cạnh đó, người buôn bán hàng giả còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả:

2.3. Xử phạt hành chính đối với hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì mỹ phẩm giả

 

Xử phạt hành chính đối với hành vi buôn bán tem, nhãn, bao bì mỹ phẩm giả

Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị tịch thu tang vật, trừ trường hợp buộc tiêu hủy tem, nhãn, bao bì mỹ phẩm; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề từ 01 đến 03 tháng nếu số lượng tem, nhãn, bao bì mỹ phẩm giả từ đủ 10.000 đơn vị.

Mọi người cũng xem: Buôn bán hàng cấm ở mức độ nào thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

3. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người buôn bán mỹ phẩm giả

Bên cạnh hình phạt xử phạt hành chính, người buôn bán mỹ phẩm giả còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Buôn bán hàng giả theo Điều 192 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 nếu thỏa mãn các đặc điểm của tội buôn bán mỹ phẩm giả sau:

 

Đặc điểm của tội buôn bán mỹ phẩm giả

Xem thêm bài viết: Tìm hiều về năng lực trách nhiệm Hình sự theo quy định hiện hành!

3.1. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân buôn bán mỹ phẩm giả

3.1.1. Khung hình phạt cơ bản đối với cá nhân buôn bán mỹ phẩm giả

 

Khung hình phạt cơ bản đối với cá nhân buôn bán mỹ phẩm giả

3.1.2. Khung hình phạt tăng nặng đối với cá nhân buôn bán mỹ phẩm giả

Pháp luật quy định hai khung hình phạt tăng nặng đối với cá nhân buôn bán mỹ phẩm giả như sau:

Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất đối với cá nhân buôn bán mỹ phẩm giả

 

Khung hình phạt tăng nặng thứ hai đối với cá nhân buôn bán mỹ phẩm giả

Ngoài ra, cá nhân có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, tịch thu tài sản. cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

3.2. Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại buôn bán mỹ phẩm giả

 

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với pháp nhân thương mại buôn bán mỹ phẩm giả

Ngoài bị áp dụng hình phạt chính, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định, cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Có thể bạn quan tâm: Nguy cơ sức khỏe và tài chính: Quy định về xử lý tội buôn bán hàng giả

Trên đây là toàn bộ giải đáp cho câu hỏi "Buôn bán mỹ phẩm giả, kém chất lượng có bị xử phạt không?" . Nếu độc giả còn bất kỳ vấn đề nào thắc mắc hoặc có nhu cầu tư vấn các vấn đề pháp lý khác, xin vui lòng liên hệ Luật Ánh Ngọc qua số điện thoại: 0878.548.558 hoặc qua email: lienhe@luatanhngoc.vn để được hỗ trợ nhanh nhất.


Bài viết khác