Tình huống pháp lý: Chị Q tại Hà Nội có câu hỏi về sản xuất rượu thủ công như sau: Giấy phép sản xuất rượu thủ công là gì? Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh như thế nào?. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh tại Hà Nội. Thời hạn và chi phí cho mỗi lần thẩm định là bao nhiêu?
1. Cơ sở pháp lý
- Nghị định số 105/2017/NĐ-CP ngày 14/9/2017 của Chính Phủ về kinh doanh rượu, hiệu lực ngày 01/11/2017.
- Nghị định số 17/2020/NĐ-CP ngày 05/02/2020 của Chính Phủ sửa đổi, bổ sung một số Điều của các Nghị định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Công thương, hiệu lực ngày 22/03/2020.
- Thông tư số 22/2018/TT-BTC ngày 22/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 299/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thẩm định điều kiện kinh doanh để cấp giấy phép sản xuất rượu, giấy phép sản xuất thuốc lá, hiệu lực ngày 08/04/2018.
2. Giấy phép sản xuất rượu thủ công là gì?
Giấy phép sản xuất rượu thủ công là giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp cho các nhà sản xuất rượu thủ công, cho phép họ sản xuất và kinh doanh rượu trong phạm vi quy định. Rượu thủ công là loại rượu được sản xuất từ các nguyên liệu tự nhiên như hoa quả, mật ong hay lá cây và được lên men bằng các loại men tự nhiên khác nhau.
Tùy vào từng quốc gia, nhà sản xuất rượu thủ công có thể cần phải có giấy phép để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và tuân thủ các quy định liên quan đến sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ rượu. Trong một số trường hợp, các nhà sản xuất rượu thủ công cũng cần phải thực hiện các bước kiểm tra và chứng nhận để đảm bảo chất lượng sản phẩm của họ trước khi được phép bán ra thị trường.
3. Trình tự, thủ tục xin cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
3.1. Thành phần, số lượng hồ sơ
Để xin giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, chị Q cần chuẩn bị các hồ sơ như sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh.
- Bản sao Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (đối với rượu chưa có quy chuẩn kỹ thuật); bản sao Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm,
- Bản liệt kê tên hàng hóa rượu kèm theo bản sao nhãn hàng hóa rượu mà tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc dự kiến sản xuất..
* Số lượng hồ sơ: Thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh (chị Q) lập 01 bộ hồ sơ gửi UBND quận nơi mà chị định sản xuất rượu thủ công.
3.2. Cách thức nộp hồ sơ
Chị Q có thể nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền cấp phép bằng các cách thức như sau:
- Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính UBND quận nơi mà chị Q muốn sản xuất rượu thủ công nhằm mục đíhc kinh doanh
- Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến tại Cổng dịch vụ công trực tuyến thành phố Hà Nội (dichvucong.hanoi.gov.vn)
- Cách 3: Gửi qua dịch vụ bưu chính công ích
3.3. Trình tự cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
*Bước 1: Thương nhập nộp hồ sơ
Thương nhân sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh nộp hồ sơ cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của Ủy ban nhân dân quận. Trường hợp thương nhân nộp trực tiếp, công chức một cửa hướng dẫn công dân thao tác trên hệ thống máy tính của đơn vị (nếu có) hoặc chủ động thao tác trên hệ thống đối với hồ sơ nộp qua đường bưu chính
*Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ
Công chức một cửa tiếp nhận hồ sơ trên hệ thống và thực hiện kiểm tra
- Nếu các thông tin khai báo và file đính kèm trên hệ thống chưa đầy đủ, chính xác theo quy định, Công chức một cửa thông báo và gửi hướng dẫn thương nhân bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo mẫu số 02.
- Nếu từ chối nhận hồ sơ, Công chức một cửa gửi thông báo và nêu rõ lý do theo mẫu số 03.
- Nếu các thông tin khai báo và file đính kèm trên hệ thống đầy đủ, chính xác theo quy định, Công chức một cửa tiếp nhận hồ sơ theo mẫu số 01, lập phiếu kiểm soát theo mẫu số 05, cập nhật sổ theo dõi theo mẫu số 06 và tích chuyển hồ sơ trên hệ thống tới lãnh đạo phòng Kinh tế.
*Bước 3: Phân công thụ lý hồ sơ (nửa ngày) và thẩm định hồ sơ (4 ngày).
Lãnh đạo phòng Kinh tế duyệt hồ sơ, phân công chuyên viên thụ lý hồ sơ và tích chuyển trên hệ thống.
Chuyên viên được phân công thụ lý tiếp nhận hồ sơ trên hệ thống và thực hiện xem xét, thẩm định. Nếu hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, cần giải trình và bổ sung, chuyên viên thụ lý hồ sơ dự thảo văn bản yêu cầu bổ sung theo mẫu 02 hoặc lý do từ chối theo mẫu 03 trình lãnh đạo phòng. Nếu đảm bảo yêu cầu: Thực hiện xác minh thực tế và chuyển bước tiếp theo.
*Bước 4: Xem xét kết quả thẩm định: 2 ngày
Lãnh đạo phòng tiếp nhận kết quả thẩm định, xem xét hồ sơ. Nếu đồng ý, thực hiện ký Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh. Nếu không đồng ý, chuyển lại chuyên viên thụ lý hồ sơ và nêu rõ lý do.
*Bước 5: Đóng dấu & sao lưu hồ sơ
Chuyên viên thụ lý hồ sơ tiếp nhận kết quả, chuyển văn thư vào số, đóng dấu, phát hành văn bản. Thực hiện nhân bản và thống kê, theo dõi, lưu trữ tại phòng theo quy định. Chuyển kết quả về Bộ phận TN&TKQ.
*Bước 6: Trả kết quả
Thông báo và trả kết quả cho Thương nhân, thực hiện thu phí theo quy định (nếu có) và yêu cầu Thương nhân ký sổ theo mẫu 06.
4. Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh tại Hà Nội
Căn cứ tại khoản 1 Điều 25 Nghị định 105/2017/NĐ-CP (điểm c khoản 1 Điều này được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 16 Nghị định 17/2020/NĐ-CP) quy định thẩm quyền cấp Giấy phép sản xuất rượu như sau: " Phòng Kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép bán lẻ rượu trên địa bàn". Như vậy, Phòng kinh tế hoặc Phòng Kinh tế và Hạ tầng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi chị Q muốn thực hiện việc sản xuất là cơ quan cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh.
5. Một số câu hỏi thường gặp trong quá trình tư vấn
5.1. Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh
Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu, Thời hạn của Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, Giấy phép phân phối rượu, Giấy phép bán buôn rượu, Giấy phép bán lẻ rượu, Giấy phép bán rượu tiêu dùng tại chỗ là 05 năm.
5.2. Phí thẩm định điều kiện hoạt động để cấp mới Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh tại Hà Nội
Phí thẩm định điều kiện hoạt động để cấp mới Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh tại Hà Nội là: 1.100.000 đồng/cơ sở/lần.
Như vậy, thông qua việc tìm hiểu về trình tự, thủ tục cấp Giấy phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh tại Hà Nội, chúng ta đã thấy được sự quan trọng của việc này đối với các doanh nghiệp.
Mọi vướng mắc chưa rõ về đối thoại tại nơi làm việc hoặc có nhu cầu hỗ trợ vấn đề pháp lý khác, quý khách vui lòng liên hệ với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật bằng cách gọi số 0878.548.558 hoặc email: lienhe@luatanhngoc.vn để được hỗ trợ và giải đáp thắc mắc nhanh chóng. Ngoài ra, khách hàng có thể đến văn phòng công ty tại địa chỉ: Số 9, ngõ 457, đường Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội để được tư vấn thêm. Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của Luật Ánh Ngọc!