Luật Ánh Ngọc

08 Trường hợp làm chết người không phải đi tù

Tư vấn luật hình sự | 2024-05-31 16:44:35

Những trường hợp làm chết người không đi tù được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:

 

Trường hợp làm chết người không phải đi tù

1. Trường hợp chưa đủ 14 tuổi

Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì người dưới 14 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Do đó trường hợp làm chết người không phải đi tù sẽ áp dụng cho người chưa đủ 14 tuổi.

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:

 

Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

2. Sự kiện bất ngờ

Theo Điều 20 Bộ luật Hình sự năm 2015 , nếu người thực hiện hành vi gây hậu quả chết người trong trường hợp không thể biết được hoặc không thể thấy trước được hậu quả của hành vi đó thì sẽ không chịu trách nhiệm hình sự. Đây cũng là một trong những trường hợp làm chết người không phải đi tù.

 

Điều kiện diễn ra sự kiện bất ngờ

3. Trường hợp không có năng lực trách nhiệm hình sự

Theo Điều 21 Bộ luật Hình sự năm 2015 trường hợp làm chết người không phải đi tù có thể do người thực hiện hành vi giết người đang mắc bệnh tâm thần, hoặc một bệnh khác làm mất đi khả năng nhận thức, khả năng điều chỉnh hành vi của mình.

Tuy được miễn trách nhiệm hình sự nhưng về trách nhiệm dân sự, người tâm thần (thông qua người đại diện hợp pháp) vẫn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình của các nạn nhân.

 

Thủ tục giám định tâm thần

4. Phòng vệ chính đáng

Phòng vệ chính đáng được coi là trường hợp làm chết người không phải đi tù khi hành vi của người vì bảo vệ quyền lợi hoặc lợi ích chính đáng của mình và của người khác hoặc vi lợi ích của Nhà nước, cơ quan, tổ chức mà chống lại một cách cần thiết người đang có hành vi xậm phạm tới lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. (Theo khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự năm 2015).

 

Điều kiện phòng vệ chính đáng

5. Tình thế cấp thiết

Theo quy định tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật Hình sự năm 2015 đây là tình thế của người muốn tránh gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác, của Nhà nước, của cơ quan tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây ra một thiệu hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Đây là hành vi không được coi là tội phạm

6. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tôi

Hành vi của người để bắt giữ người thực hiện hành vi phạm tội mà không còn cách nào khác là phải buộc sử dụng vũ lực cần thiết gây thiệu hại cho người bị bắt giữ thì đây không phải tội là tội phạm và thuộc trường hợp làm chết người không đi tù.

7. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

Theo Điều 25 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm và áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ là việc ngoài mong muốn mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.

Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự và không thuộc trường hợp làm chết người không phải đi tù.

Xem thêm: >>PHẦN 2<< Chỉ vì suy đoán mà phạm tội giết người? Kết quả thích đáng cho người phạm tội

8. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên

Người thực hiện hành vi mà gây thiệt hại trong khi thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên trong lực lượng vũ trang nhân dân để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng và an ninh nếu đã thực hiện đầu đủ quy trình báo cáo người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu chấp hành mệnh lệnh đó, thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự (Theo Điều 26 Bộ luật Hình sự năm 2015 ).

Tuy nhiên trường hợp làm chết người không phải đi tù sẽ không được áp dụng khi:

 

Ngoại lệ khi áp dụng trường hợp thi hành mệnh lệnh của chỉ huy hoặc cấp trên

 

Có thể bạn quan tâm: >>KẾT<< Chỉ vì suy đoán mà phạm tội giết người? Kết quả thích đáng cho người phạm tội

Trên đây là những tư vấn Luật Ánh Ngọc gửi đến các bạn về 08 trường hợp làm chết người không phải đi tù. Mọi thông tin chi tiết ngoài bài viết này, các bạn hãy liên hệ trực tiếp với Luật Ánh Ngọc để nhận tư vấn

 


Bài viết khác